AOC (Art Of Chickens) - nghệ thuật của những con gà!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

AOC (Art Of Chickens) - nghệ thuật của những con gà!

Ta gà về nghệ thuật, thì ta vào AOC, nơi hoàn toàn thuộc về nghệ thuật của những con gà!
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 THƠ ĐƯỜNG

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
tranphuongthao63
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
tranphuongthao63


Nữ
Tổng số bài gửi : 137
Age : 32
Đến từ : THPT Chu Văn An
Nghề nghiệp hiện tại : Học sinh
Registration date : 20/11/2008

THƠ ĐƯỜNG Empty
Bài gửiTiêu đề: THƠ ĐƯỜNG   THƠ ĐƯỜNG Icon_minitime31/12/2008, 11:38 am

Vẫn được biết đến như một trong những thể loại thơ hay nhất không chỉ ở Trung Quốc mà còn trên thế giới, nhưng không phải ai cũng hiểu và cảm được thể loại thơ mang tính cô đọng và hàm súc cao như Thơ Đường.
Mình xin post một vài bài để mọi người cùng cảm nhận nhé!

Hoàng Hạc lâu
- Thôi Hiệu –

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.



Lầu Hoàng Hạc
- Dịch thơ : Tản Đà -


Hạc vàng ai cưỡi đi đâu ?
Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vàng đi mất từ xưa,
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Hán Dương sông tạnh cây bày,
Bãi xưa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn.
Trên sông khói sóng cho buồn lòng aỉ.




Thu hứng kỳ 1
- Đỗ Phủ -


Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sâm.
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.


Cảm xúc mùa thu kỳ 1
- Dịch thơ : Phụng Hà -


Hiu hắt rừng phong sương lắt lay,
Vu Sơn u ám khí thu bay.
Sông dài, sóng lộng tung trời thẳm,
Ải cao, đất hiểm tiếp mây dày.
Khóm cúc còn khơi dòng lệ tủi,
Tình quê mãi buộc chiếc thuyền này.
Thu lạnh nhà nhà may cắt áo,
Tiếng chày thành Bạch rộn chiều nay.



Thu hứng kỳ 2
- Đỗ Phủ -

Quỳ phủ cô thành lạc nhật tà,
Mỗi y Nam Đẩu vọng kinh hoa.
Thính viên thực há tam thanh lệ,
Phụng sứ hư tuỳ bát nguyệt tra,
Hoạ tỉnh hương lô vi phục chẩm,
Sơn lâu phấn điệp ẩn bi già.
Thỉnh khan thạch thượng đằng la nguyệt,
Dĩ ánh châu tiền lô địch hoa.



Cảm xúc mùa thu kỳ 2
- Dịch thơ : Lê Nguyễn Lưu -

Phủ Quỳ quạnh quẽ ánh tà huy
Nam Đẩu vời trông nhớ đế kỳ
Dòng lệ "tam thanh" nghe vượn giục
Chiếc bè "bát nguyệt" uổng công đi
Lầu canh vách phấn kèn im bặt
Dinh vẽ lò hương mộng được gì ?
Trăng dọi qua cành in mặt đá
Hàng lau xao xác sáng ngoài đê.



Thu hứng kỳ 8
- Đỗ Phủ -


Côn Ngô ngự túc tự uy trì,
Tử Các phong âm nhập Mỹ Bi
Hương đạo trác dư anh vũ lạp,
Bích ngô thê lão phụng hoàng chi.
Giai nhân thập thuý xuân tương vấn,
Tiên lữ đồng chu vãn cánh di.
Thái bút tích tằng can khí tượng,
Bạch đầu ngâm vọng khổ đê thuỳ.



Cảm xúc mùa thu kỳ 8
- Dịch thơ : Lê Nguyễn Lưu -


Côn Ngô đất ngự trải du hành
Tử Các yên trùm Mỹ thuỷ quanh
Anh vũ mổ hoài mâm nếp trắng
Phụng hoàng đậu mãi nhánh ngô xanh
Giai nhân tặng thuý mừng xuân thắm
Tiên lữ cùng thuyền dạo nắng hanh
Vẫy bút xưa từng vang đế khuyết
Bạc phơ mái tóc nhớ kinh thành!



Đăng U Châu đài ca
- Trần Tử Ngang -



Tiền bất kiến cổ nhân,
Hậu bất kiến lai giả.
Niệm thiên địa chi du du,
Ðộc sảng nhiên nhi thế há.


Bài hát lên đài U Châu
- Dịch thơ : Tương Như -

Ngưòi trước chẳng thấy ai
Người sau thì chưa thấy
Gẫm trời đất thật vô cùng
Riêng lòng đau mà lệ chảy.



Trung thu nguyệt
- Bạch Cư Dị -


Vạn lý thanh quang bất khả ty,
Thiên sầu ích hận nhiễu thiên nhai.
Thuỳ nhân lũng ngoại cửu chinh thú,
Hà xứ đình tiền tân biệt ly.
Thất sủng cố cơ quy viện dạ,
Một phiên lão tướng thướng lâu thì.
Chiếu tha kỉ hứa nhân trường đoạn,
Ngọc thố ngân thiềm viễn bất tri.


Trăng trung thu
- Dịch thơ : Lê Nguyễn Lưu -


Muôn dặm trăng trong sáng tuyệt vời
Sầu chan hận chứa khắp muôn nơi
Đồn xa đóng giữ kìa bao kẻ
Sân trước chia ly ấy mấy nơi.
Lão tướng lên lầu khi thất trận
Cung phi về viện lúc vua lơi
Soi cho đứt ruột bao người thế
Cóc thỏ mù xa há biết đời![/center]
[/left]
Về Đầu Trang Go down
http://forum.hscva.net
tranphuongthao63
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
tranphuongthao63


Nữ
Tổng số bài gửi : 137
Age : 32
Đến từ : THPT Chu Văn An
Nghề nghiệp hiện tại : Học sinh
Registration date : 20/11/2008

THƠ ĐƯỜNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THƠ ĐƯỜNG   THƠ ĐƯỜNG Icon_minitime2/1/2009, 6:56 pm

MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA THƠ ĐƯỜNG
1. Đặc điểm chung nhất của tư duy nghệ thuật thơ Đươngr là tư duy quan hệ. Nó đã tìm được sự hài hoà trong những quan hệ thống nhất, tương giao để đạt tới sự hoà điệu. Vì thế nó "bất bình" khi sự hoà điệu bị phá vỡ và nó ứng xử bằng cách vạch trần những quan hệ đối lập bất công trong xã hội.
2. Điều đó dẫn đến hệ quả là : từ một kiểu tư duy quan hệ, tư duy nghệ thuật thơ Đường phân ly theo hai khuynh hướng và được tập hợp thành hai hệ thống
2.1a. Nếu đứng ở góc độ phương thức sáng tác mà xét thì thơ Đường có hai khuynh hướng, hia kiểu sáng tác:
- Trữ tình lãng mạn, tái tạo thế giới theo nguyên tắc chủ quan, là tự sự thể hiện của chủ thể thẩm mỹ
- Phản ánh hiện thực, tái hiện cuộc sống, phản ánh đối tượng thẩm mỹ theo nguyên tắc khách quan.
2.1b. Nếu đứng ở góc độ hệ thống thi pháp mà xét thì thơ Đường có hai "kiểu" quan niệm nghệ thuật về con người chủ yếu: con người vũ trụ và con người xã hội. ( Thể hiện con người vũ trụ bằng quan hệ tương giao, thống nhất: và phản ánh con người xã hội bằng quan hệ đối lập tương phản) Vì quan niệm nghệ thuật về con người là yếu tố trung tâm nên nó chi phối cá yếu tố khác của hệ thống thi pháp.
2.2 Không gian nghệ thuật thơ Đường được tập hợp thành hai hệ thống:
- Không gian vũ trụ làm thành môi trường của con người vũ trụ, mang tính cao viễn vô hạn. Ở đó tâm hồn con người được giao hoà, tương thông cùng thế giới.
- Không gian đời thường là nơi hoạt động của con người xã hội. Không gian này có xu hướng thu hẹp, ở đó người dân đen, kẻ sĩ bị dồn vào những đại dư chật chội để vật lộn trong cuộc sống đầy gian lao nguy hiểm trên một xã hội loạn ly và suy thoái.
2.3 Thời gian nghệ thuật cũng được tập hợp thành hai hệ thống:
- Thời gian vũ trụ là nơi tâm hồn con người rong ruổi suốt quá khứ, tương lai. Nó mang tính chất tuần hoàn và thiên về quá khứ. Nó có nhịp đi khoan thai và có xu hướng vươn tới sự trường cửu. Nó thể hiện khát vọng trường tồn của con người.
- Thời gian đời thường với cuộc sống bấp bênh vất vả của con người xã hội. Nó có xu hướng bị thu ngắn và thường bó hẹp trong thời hiện tại với nhịp đi vội vàng gấp gáp phản ánh cuộc đời tất bật của con người đời thường.
2.4 Tâm tình con người vũ trụ thường được thể hiện trong thơ kim thể. Sự cân đối, hài hoà, hàm súc của thể thơ này phù hợp với sự thể hiện tâm hồn sâu lắng "trầm tư" của con người vũ trụ.
- Cuộc đời vất vả gian lao của con người đời thường thường được phản ánh trong thơ cổ thể, thể thơ có dung lượng lớn hơn, gần gũi hơn với ngôn ngữ đời thường, có điều kiện phản ánh được những bức tranh sinh hoạt, những biến động lớn của cuộc đời.
2.5 Ngôn ngữ thơ Đường cũng được tập hợp theo hai "trường"
- Trong thơ thể hiện con người vũ trụ, ngôn ngữ thường mang tính khái quát, xác lập mối quan hệ. Ngôn ngữ thường cổ kính, trang nhã, nhiều hình ảnh ngôn từ ước lệ mang tính tượng trưng, gợi liên tưởng. Động từ thường chỉ hoạt động tâm thức. Ngữ âm hài hoà, thiên về gam thứ, thể hiện nội tâm sâu lắng, trầm tư.
- Trong thơ phản ánh hiện thực, ngôn ngữ thơ thường mang tính cụ thể, trực cảm. Về ngữ pháp, tỉ lệ câu trần thuật cao hơn, phù hợp với tự sự. Danh từ thì nhiều danh từ riêng, cụ thể, cá biệt hầu như không có tính ước lệ. Tỉ lệ động từ cao và thường là những động từ chỉ hoạt động cơ năng. Nhạc điệu ngữ âm thường khẩn trương, sôi động, nhiều thanh trắc, thiên về gam trưởng, gây xúc cảm mạnh trước những nghịch cảnh, nghịch lý
Ta thấy mỗi yếu tố của hình thức đều có "cái lý" của nó, mỗi yếu tố đều mang đặc tính của hệ thống.
3. Trong hai bộ phận thơ ấy thì thơ sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn thể hiện tâm tình của chủ thể thẩm mỹ... chiếm ưu thế.
4. Lãng mạn hay hiện thực, con người vũ trụ hay con người xã hội đều là những cống hiến quý báu của thơ Đường cho văn học Trung Quốc.
5. Nói rằng thơ Đường là thành tựu tiêu biểu nhất của thơ Trung Quốc chính vì cả hai khuynh hướng thơ, hai "kiểu" con người chủ yếu trong thơ cổ ( con ngườiu vũ trụ và con người đời thường) đều đạt tới trình độ tiêu biểu.
Hai hệ thống thi pháp gắn bó với hai kiểu con người ấy đạt đến độ "chuẩn", đáng được coi là mẫu mực.
6. Hai khuynh hướng, hai hệ thống thi pháp đã thống nhất trong chỉnh thể thơ Đường. Chúng như hai mặt "âm- dương" vừa khác biệt, vừa thống nhất trong "đạo" thơ. Hai khuynh hướng, hai hệ thống thi pháp chiếm đỉnh cao, thống nhất lại, làm nên vị trí "cao phong" của thơ Đường trong truyền thống thơ ca Trung Quốc
Về Đầu Trang Go down
http://forum.hscva.net
ngoc_huyen
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
avatar


Nữ
Tổng số bài gửi : 52
Age : 31
Đến từ : Hà Nội
Nghề nghiệp hiện tại : học sinh
Registration date : 08/12/2008

THƠ ĐƯỜNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THƠ ĐƯỜNG   THƠ ĐƯỜNG Icon_minitime2/1/2009, 8:29 pm

Thảo có tài liệu nào nói rõ về tính cô đọng và hàm súc không? THƠ ĐƯỜNG 545520 post lên đây cho mọi người tham khảo vì tình cô đọng và hàm súc là một trong những đặc điểm nghệ thuật lớn nhất của thơ Đường, ảnh hưởng nhiều đến cách cảm nhận, phân tích thơ.
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/sk8erboy_illrocku
tranphuongthao63
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
tranphuongthao63


Nữ
Tổng số bài gửi : 137
Age : 32
Đến từ : THPT Chu Văn An
Nghề nghiệp hiện tại : Học sinh
Registration date : 20/11/2008

THƠ ĐƯỜNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THƠ ĐƯỜNG   THƠ ĐƯỜNG Icon_minitime2/1/2009, 8:56 pm

NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG CHÚ Ý TRONG KHÔNG GIAN THƠ ĐƯỜNG

Mặc dù rất yêu không gian tĩnh nhưng con người trong thơ Đường lại rất thích đi, và đã đi là đi rất xa - đến thiên lý vạn lý - vì đi là để mở rộng hiểu biết, gặp gỡ thêm nhiều người, mở rộng giao du (quảng giao được nhiều người coi là một giá trị văn hoá - đạo đức). Nhưng đồng thời họ cũng rất ngại đi xa vì đi xa là rơi vào cảnh lữ xứ tha hương ( người Trung Quốc định canh từ lâu và trong tâm trí họ ngại đi xa). Đi xa là phải chia tay với những gì thân thuộc nhất để dấn thân vào một không gian mới - lạ. Mới thì hấp dẫn thật, nhưng lạ thì thật đáng lo sợ. Nhưng vì quá tĩnh, quá quen nên lại cũng khát khao tò mò muốn biết cái lạ ( điều này ta sẽ thấy rõ hơn khi tìm hiểu truyền thống "chuộng lạ" trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc). Sự hấp dẫn và nỗi lo sợ tuy là hai cực của tâm trạng nhưng nó đều cuốn hút, ám ảnh con người khiến con người rất quan tâm đến không gian. Điều đó lý giải vì sao trong thơ Đường nhiều địa danh đến thế. Hầu như địa danh có mặt trong mọi bài thơ, thậm chí thường đặt vào tựa đề.

Không gian vũ trụ thường được vẽ nên bằng những nét chấm phá đơn sơ, gây ấn tượng và gợi liên tưởng. Những với không gian đời thường thì ngòi bút thi nhân phải miêu tả cụ thể và có khi tỉ mỉ. Đó là vì tượng trưng và gợi ý thì đường nét cần thoáng mà tả chân thì nét bút cần cụ thể đầy đủ và có khi phồn tạp. Thi pháp không gian là có tính quy luật.
Khi con người vũ trụ thể hiện nội tâm , thể hiện khát vọng hoà nhập với vũ trụ thì không gian không thể là không gian đời thường. Nhưng con người đời thường thì đâu còn lòng dạ nào mà gửi tấm hồn vào cõi cao xa. Hai kiểu người được đặt trong hai không gian hoàn toàn khác nhau dẫu rằng vẫn là một đất nước ấy. Bởi vì không gian quan niệm đã khác.
Về Đầu Trang Go down
http://forum.hscva.net
tranphuongthao63
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
tranphuongthao63


Nữ
Tổng số bài gửi : 137
Age : 32
Đến từ : THPT Chu Văn An
Nghề nghiệp hiện tại : Học sinh
Registration date : 20/11/2008

THƠ ĐƯỜNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THƠ ĐƯỜNG   THƠ ĐƯỜNG Icon_minitime3/1/2009, 7:09 pm

THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ ĐƯỜNG



Thời gian vũ trụ

Thời gian đời thường

Thiên về quá khứ

Thiên về hiện tại

Thiên về tâm tưởng

Thiên về hành động

Thiên về kỷ niệm

Thiên về sự kiện

Rộng mở, trường cửu

Ngắn ngủi, hạn hẹp

Nhàn nhã,khoan thai

Vội vàng, gấp gáp

Nhiều chất thơ

Đầy tính ký sự

Con người vũ trụ hay buồn, con người đời thường luôn khổ.

Ta thường quan niệm rõ hơn về không gian vì không gian là cái có thể nhìn thấy được, còn thời gian thì vô hình, ta không cảm nhận được bằng ngũ quan. Thời gian vô hình, mà chẳng có gì vận không vận động trong thời gian, "đi" trong không gian. Hơn nữa con người còn bị thời gian chi phối khắc nghiệt hơn cả không gian, vì thời gian chỉ có một chiều, đã đi là mất. Con người mà cảm nhận được bước đi của thời gian là con người đau khổ ( Con người hạnh phúc mấy khi quan tâm đến thời gian). Cũng chỉ người trưởng thành mới ý thức thời gian một cách sâu sắc. Thơ Đường đã đạt tới trình độ trưởng thành của thi ca Trung Quốc- ở đó quan niệm về thời gian cũng đạt đến độ sâu chưa từng thấy.
Đặc tính thứ nhất của "thời gian vũ trụ" trong thơ Đường là luôn luôn có mối quan hệ biện chứng với không gian. Đó là lẽ vì sao mà người ta có thể dùng không gian để biểu hiện thời gian và ngược lại.
Thời gian vũ trụ, thời gian nghệ thuật trong thơ Đường ít chịu đóng khung trong thời gian hiện tại mà luôn có xu hướng vận hành trong vòng luân chuyển của thời gian, ngược về quá khứ, xuôi đến tương lai.
Do quan niệm thời gian luân chuyển tuần hoàn một chiều mà con người thấy đời người dù dài đến trăm năm cũng chỉ là một khoảnh khắc, một "sát- na" tạm bợ trên vòng lưu chuyển luân hồi của thời gian "vô thuỷ vô chung". Huống chi thực tại cho họ biết rằng " Nhân sinh thất thập cổ lai hy" ( Người thọ bảy mươi xưa nay hiếm). Họ phải tìm cách giải thoát khỏi " định mệnh khắc nghiệt ấy. Nếu như các đạo sĩ suốt đời tìm linh chi, tiên dược, luyện đan...mong thực hiện khát vọng "thọ ngang trời đất"; các hoà thượng “tinh tấn” tu trì mong giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi…thì các thi nhân gửi gắm khát vọng trường tồn vào thơ ca. Thời gian vũ trụ chính là một phương thức thể hiện khát vọng đó.
Thơ Đường ưu tiên cho thời gian quá khứ. Và thời gian quá khứ đó chủ yếu được thể hiện dưới hai dạng: thời gian hoài cổ và thời gian ký ức. Trong thơ Đường ta bắt gặp vô số tâm trạng hoài cổ và thơ Đường biến thời gian thành ký ức.
Quá khứ đẹp là vì nó hiện lên trong ta qua màn sương kỷ niệm. Thơ Đường nói đến quá khứ ( và tương lai hư ảo) còn vì đó là cái vô cùng. Khi nói đến không- thời gian ( vũ trụ) vô cùng, con người lại cảm thấy được thư giãn, được giải thoát khỏi cái không- thời điểm ( tồn tại) hạn hẹp, giải thoát khỏi những hệ luỵ của đời thường. Như vậy, phải chăng cũng có nghĩa là: trong cảm niệm của thi nhân, thơ là một phương tiện giải thoát. Nhưng nói về quá khứ không phải vì quá khứ. Người ta thường nói đến quá khứ vì khao khát có mặt ở tương lai. Lập luận như vậy có vẻ như là nghịch lý. Nhưng cái lý là ở chỗ: vì tương lai thế nào không sao biết được, mà con người lại muốn trường tồn- họ nhớ mãi về thời xa xưa mà nhắc nhở ca ngợi ngàn xưa vì họ muốn người đời sau cũng sẽ nhớ đến họ như hôm nay họ đang nhớ người xưa. Thực tế đã diễn ra như vậy- Lý Bạch nói: “ Từ phú của Khuất Nguyên vẫn sáng cùng mặt trời mặt trăng” thì hậu thế lại nói “văn chương Lý Đỗ còn, ánh sáng chiếu muôn trượng”…
Nhà phê bình Thánh Thán cũng thừa nhận động cơ của mình khi phê bình những tác phẩm văn chương của người xưa: “ Bản ý tôi là muốn làm duyên với người đời sau đôi chút, chứ hơi đâu mà chật vật vì người đời xưa.”
“ Sự hướng về quá khứ trong dòng thời gian một cách chủ quan là một đặc điểm của người Trung Quốc cổ xưa…người Trung Quốc cỏo xưa không thấy các thế kỷ đã qua sau lưng mình; trái lại, họ hướng về chúng bằng tất cả tồn tại của họ”.
Nhận định đso của Lixêvích là đúng. Nhưng phải thấy rằng, đằng sau thời gian hoài cổ làm một niềm thương xót cho hiện tại và lo cho tương lai. Hiện tượng này trong văn học đồng dạng với phong tục thờ cúng tổ tiên của người Trung Quốc, Việt Nam… Họ thờ cúng tổ tiên, tức phụng thờ quá khứ, một phần do tình cảm đối với tổ tiên, đối với ông bà, cha mẹ, nhưng một phần quan trọng là họ muốn nhắc nhở con cháu đời sau sẽ nhớ đến mình, sẽ kế thừa những gì tốt đẹp của thế hệ đi trước. Khi thắp nén hương tưởng nhớ tiền nhân, họ còn muồn truyền anh linh tổ tiên cho con cháu.
Đặt con người trong vòng lưu chuyển của thời gian để luôn nhắc nhở con người biết ơn quá khứ, trách nhiệm với hiện tại, lo lắng và dành lại những gì tốt đẹp cho tương lai- đó là ý nghĩa nhân văn đích thực của thời gian vũ trụ trong thơ Đường.
Nhìn chung thời gian đời thường chủ yếu là thời gian hiện tại, có tính chất cụ thể, trực cảm. Đó là thời gian sự kiện, thời gian sinh hoạt, gần như trùng với thời gian trần thuật. Người ta kể về cái đang diễn ra ( chứ không nhớ về cái đã qua như trong thời gian vũ trụ). Thời gian không được giãn nở một cách thoải mái, phiếm định nữa mà khắc khoải trườn qua những nỗi đau khổ liên tiếp. Con người đời thường là con người đang sống và hành động. Nó không nhàn rỗi mà hoài niệm hay mộng mơ. Nó bận làm việc. Nên thời gian đời thường chủ yếu là thời gian sự kiện, thời gian sinh hoạt và hầu như không có thời gian tâm tưởng. Nó có nghĩ tới “trước” tới “sau” thì cái “trường” thời gian của nó cũng rất hạn hẹp
Về Đầu Trang Go down
http://forum.hscva.net
tranphuongthao63
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
tranphuongthao63


Nữ
Tổng số bài gửi : 137
Age : 32
Đến từ : THPT Chu Văn An
Nghề nghiệp hiện tại : Học sinh
Registration date : 20/11/2008

THƠ ĐƯỜNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THƠ ĐƯỜNG   THƠ ĐƯỜNG Icon_minitime3/1/2009, 9:38 pm

THƠ CỔ THỂ VÀ THƠ KIM THỂ

1.Thơ cổ thể
Thơ cổ thể có hai dạng là thơ cổ phong và nhạc phủ
Nhạc phủ là tên gọi chung của nhiều thể loại khác nhau, gọi là nhạc phủ vì chúng thường được phổ nhạc. Còn cổ phong thường là thưo 5 chữ hoặc 7 chữ . Thơ cổ thể, cả cổ phong và nhạc phủ đều không có luật lệ nhất định- không hạn định số câu trong bài và số chữ trong câu tương đối tự do, thường là 5 chữ, 7 chữ những cũng có khi câu dài câu ngắn không đều. Thể này không quy định niêm luật và cũng không yêu cầu đối ngẫu.
Nhìn chung thể này có dung lượng lớn hơn thể thơ cách luật, thể cách cũng không nghiêm ngặt nên gần gũi hơn với đời thường.
Trong giai đoạn đầu của đời Đường, tức thời Sơ, Thịnh Đường, trước loạn An Lộc Sơn- do khuynh hướng chính là trữ tình lãng mạn, chủ yếu là thể hiện con người vũ trụ nên kim thể và cổ thể đều được các nhà thơ sử dụng để thể hiện con người vũ trụ. Nhưng từ khi xuất hiện khuynh hướng thơ hiện thực, phản ánh con người xã hội trong không gian đời thường thì thơ kim thể, do chỉ có 8 câu hoặc 4 câu, quá ngắn gọn, hàm súc, không đủ dung lượng để phản ánh hiện thực đầy đủ biến động, cuộc đời phức tạp bộn bề với bao ưu toan, vất vả của con người đời thuờng nên bộ phận thơ hiện thực thường sử dụng thơ cổ thể.
Tuy vậy, con người vũ trụ trong thơ lãng mạn không phải hoàn toàn vắng bóng trong thời Trung, Vãn Đường, nó vẫn có vị trí rất quan trọng và các nhà thơ chủ yếu dùng thơ kim thể để thể hiện con người vũ trụ, thể hiện tâm tình của mình.

2. Thơ kim thể:
Thơ kim thể được manh nha từ thời lục triều và đến Đường thì được hoàn thiện. Nó cũng là thành tựu đặc sắc của đời Đường. Thơ kim thể có hai dạng chính là luật thi và tuyệt cú
Luật thi gồm thất ngôn bát cú luật thi ( gọi tắt là thất- luật) và ngũ ngôn bát cú luật thi (gọi tắt là ngũ luật).
Tuyệt cú (ở ta thường gọi là thơ tứ tuyệt) là thơ chỉ có 4 câu, gồm thất ngôn tuyệt cú (thất tuyệt) và ngũ ngôn tuyệt cú ( ngũ tuyệt).
Ngoài ra còn có “ bài luật” là dạng kéo dài của luật thi.
Thơ tuyệt cú còn được gọi là “ tiểu luật”. Do đó cả “luật thi” và “tuyệt cú” đều là thơ cách luật. Niêm luật của thơ tuyệt cú tương ứng với luật thi.
Luật thi buộc phải theo cấu trúc nhất định cảu thanh âm cũng như của bố cục tình ý. Sự quy định này rất chặt chẽ.
“ Luật đây là sau luật, là luật hoà hợp âm thanh. Luật thơ cũng giống như kỷ luật dụng binh, pháp luật hình án, nghiêm ngặt chặt chẽ, không được vi phạm.” ( Tiền Mộc Yêm- Đường âm thẩm thể)
Cụ thể về thể cách của luật thi như sau: Một bài thơ phải đảm bảo sáu yêu cầu về niêm, luật, vận, đối, tiết tấu, bố cục
+ Niêm: Niêm nghĩa đen là “dính”, là nguyên tắc phối thanh theo chiều dọc, nó làm các “liên” thơ kết với nhau. Trong một bài thơ có 4 liên, các “liên” thơ đi với nhau từng đôi một. ( 1+2, 3+4, 5+6, 7+8). “Niêm” làm cho các liên thơ dính lại. Hệ thống “niêm” này lấy căn cứ từ chữ thứ nhì cảu mỗi câu, bằng niêm với trắc, trắc niêm với trắc. Nó yêu cầu: câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 5, câu 6 niêm với câu 7, câu 8 niêm với câu 1, làm bài thơ được “dán” lại thành một vòng khép kín, tạo nên một cấu trúc nội tại bền chặt.
+ Luật: Luật là luật điều tiết âm thanh (phối thanh) theo chiều ngang, sao cho bằng trắc hoà hợp. Hệ thống này được tính từ chữ thứ 2 của câu thứ nhất. Nếu từ này bằng thì gọi là “bằng khởi cách”, nếu từ này trắc thì gọi là “trắc khởi cách”. Trong từng câu, các thanh bằng trắc phải hoà hiệp sao cho cân xứng, cứ một câu 4 trắc 3 bằng lại đến một câu 3 bằng 4 trắc… và phải luân phiên xen kẽ, sao cho “đòn cân thanh điệu” được cân bằng. Đòn cân thanh điệu được hệ thống các chữ thứ2, 4, 6 đảm trách. Vì vậy mà luật thi yêu cầu “nhị, tứ, lục phân minh”. Chữ thứ 4 là tâm đối xứng của đòn cân thanh điệu, cũng là tâm đối xứng của câu thơ. Các chữ thứ2, 4, 6 phải tuyệt đối đúng thanh điệu, nếu thay đổi thì làm đòn cân thanh điệu bị nghiêng lệch, phá vỡ sự hài hoà, sự cân bằng của câu thơ. Còn “nhất tam ngũ bất luận” là để một khoảng tương đối thoải mái cho người làm thơ, vả lại nếu chúng có thay đổi chút ít cũng không làm nghiêng lệch đòn cân thanh điệu, vì chức năng này đã có “nhị tứ lục” đảm trách. Còn chữ thứ 7 thì đảm bảo thanh bằng nếu là chữ gieo vần, còn không gieo vần thì phải là thanh trắc. Luật phối thanh đảm bảo bằng trắc cân bằng, tức là cân bằng âm dương, làm cho bài thơ có âm điệu hài hoà.
+ Vận (tức vần)
Một bài thơ bát cú có 5 vần (tuyệt cú 2 hoặc 3 vàn). Thơ Đường luật chỉ gieo vần bằng, và mỗi bài chỉ có một vần ( vần trắc ít được dùng, coi như không chính quy- chỉ thơ cổ thể mới hay dùng vần trắc). Trong một bài thơ (cả thất ngôn và ngũ ngôn) có thể “trốn vần” (chiết vận) nhưng chỉ được phép trốn một lần ở câu đầu. Nhưng đã trốn vần thì lại phải theo nguyên tắc: 2 câu đầu phải đối nhau (gọi là song phong: hai ngọn núi đối sánh nhau)
+ Đối
Đối cũng là một nguyên tắc bắt buộc của luật thi. Nguyên tắc này yêu cầu liên 2 (câu3, 4) và liên 3 ( câu 5, 6) phải là 2 “đối liên”- tức là câu 4 phải đối với câu 3, câu 6 phải đối với câu 5.
Trước kia trong văn học đã yêu cầu có câu đối văn và câu đối phú. Còn câu đối thơ nếu có chỉ là ngẫu nhiên, thường là do ý nghĩa chứ không phải là phép tắc của thể loại, với thơ Đường luật thì câu đối thơ là bắt buộc. Đối phải bảo đảm cả về thanh (bằng đối với trắc, trắc đối với bằng). Về từ loại ( từ loại nào đối với từ loại đấy) và cả về ý.
Trong một bài luật thi, cả 4 yêu cầu này đều phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt
+ Tiết tấu (ngắt nhịp)
Nhìn chung cách ngắt nhịp ở câu thơ 7 chữ và 5 chữ đều là “chẵn” trước, lẻ sau (4/3 hoặc 2/2/3 nếu 7 chữ và 2/3 nếu là 5 chữ). Cách ngắt nhịp chẵn/ lẻ (âm/ dương) đan xen, âm- dương luân chuyển nhịp nhàng và hài hoà, đó cũng là sự hô ứng tự nhiện với nhịp điệu của vũ trụ.
Về Đầu Trang Go down
http://forum.hscva.net
Sponsored content





THƠ ĐƯỜNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THƠ ĐƯỜNG   THƠ ĐƯỜNG Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
THƠ ĐƯỜNG
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Ngày 7 tháng Tư ở Hiệu sách góc đường cạnh Nhà thờ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
AOC (Art Of Chickens) - nghệ thuật của những con gà! :: Tư liệu văn học :: Loại thể văn học-
Chuyển đến