AOC (Art Of Chickens) - nghệ thuật của những con gà!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

AOC (Art Of Chickens) - nghệ thuật của những con gà!

Ta gà về nghệ thuật, thì ta vào AOC, nơi hoàn toàn thuộc về nghệ thuật của những con gà!
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Xuân Diệu và thơ Xuân Diệu

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
Baby Lion
Admin
Admin
Baby Lion


Nam
Tổng số bài gửi : 149
Age : 30
Đến từ : Hà Nội
Nghề nghiệp hiện tại : Học sinh
Sở thích : Viết văn
Registration date : 15/11/2008

Xuân Diệu và thơ Xuân Diệu Empty
Bài gửiTiêu đề: Xuân Diệu và thơ Xuân Diệu   Xuân Diệu và thơ Xuân Diệu Icon_minitime2/12/2008, 10:04 pm

Xuân Diệu (2 tháng 2, 1916 - 18 tháng 12, 1985) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió. Những bài được yêu thích nhất của Xuân Diệu là thơ tình làm trong khoảng 1936 - 1944, thể hiện một triết lý bi quan, tuyệt vọng về tình ái nhưng lại có một mạch ngầm thúc giục, nhiều khi hừng hực sức sống. Nhờ đó, ông cùng với Nguyễn Bính được mệnh danh là "ông Vua thơ tình". Ông từng được Hoài Thanh và Hoài Chân đưa vào cuốn Thi nhân Việt Nam (1942).

Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.

Thơ của ông thời kỳ đầu chú trọng về nhạc điệu và từ ngữ nhưng không mất đi cái hồn thơ nồng hậu, bồng bột của tuổi trẻ, tuy nhiên về sau theo cách mạng, thơ ông nghèo nàn hẳn đi và không mấy bài được người ta thuộc.

Ngoài làm thơ, Xuân Diệu còn là một nhà văn, nhà báo, nhà bình luận văn học.

Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn và cũng đã là một trong những chủ soái của phong trào "Thơ Mới". Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này: Thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), truyện ngắn Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945).

Hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió được giới văn học xem như là hai kiệt tác của ông ca ngợi tình yêu và qua các chủ đề của tình yêu là ca ngợi sự sống, niềm vui và đam mê sống. Và ca ngợi tình yêu thì làm sao mà không ca ngợi tuổi trẻ, mùa xuân, ca ngợi thiên nhiên là tổ ấm và cái nôi của tình yêu. Và Xuân Diệu cảm nhận sâu sắc đến đau đớn nỗi thời gian trôi chảy, sự mong manh của đời người cũng như lòng khát khao vĩnh cửu, tất cả đã được diễn tả bằng những câu thơ xúc động, có khi đậm đà triết lý nhân sinh. (Huy Cận, tháng 4 năm 2000)

Thơ và những tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu :

Thơ thơ (1983, 1939, 1968, 1970)
Gửi hương cho gió (1945, 1967)
Ngọn Quốc kỳ (1945, 1961)
Hội nghị non sông (1946)
Dưới sao vàng (1949)
Sáng (1953)
Mẹ con (1954)
Ngôi sao (1955)
Riêng chung (1960)
Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962)
Một khối hồng (1964)
Hai đợt sóng (1967)
Tôi giàu đôi mắt (1970)
Hồn tôi đôi cánh (1976)
Thanh ca (1982)
Văn xuôi

Phần thông vàng (1939, truyện ngắn)
Trường ca (1945, bút ký)
Miền Nam nước Việt (1945, 1946, 1947, bút ký)
Việt Nam nghìn dặm (1946, bút ký)
Việt Nam trở dạ (1948, bút ký)
Ký sự thăm nước Hung (1956, bút ký)
Triều lên (1958, bút ký)
Tiểu luận phê bình

Thanh niên với quốc văn (1945)
Tiếng thơ (1951, 1954)
Những bước đường tư tưởng của tôi (1958, hồi ký)
Ba thi hào dân tộc (1959)
Phê bình giới thiệu thơ (1960)
Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm (1961)
Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ (1961)
Dao có mài mới sắc (1963)
Thi hào dân tộc Nguyễn Du (1966)
Đi trên đường lớn (1968)
Thơ Trần Tế Xương (1970)
Đọc thơ Nguyễn Khuyến (1971)
Và cây đời mãi xanh tươi (1971)
Mài sắt nên kim (1977)
Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy (1978)
Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (tập I, 1981; tập II, 1982)
Tìm hiểu Tản Đà (1982).
Dịch thơ

Thi hào Nadim Hitmet (1962)
V.I. Lênin (1967)
Vây giữa tình yêu (1968)
Việt Nam hồn tôi (1974)
Những nhà thơ Bungari (1978, 1985)
Nhà thơ Nicôla Ghiđen (1982)[6].
Về Đầu Trang Go down
https://nghethuatga.forumvi.com
tranphuongthao63
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
tranphuongthao63


Nữ
Tổng số bài gửi : 137
Age : 32
Đến từ : THPT Chu Văn An
Nghề nghiệp hiện tại : Học sinh
Registration date : 20/11/2008

Xuân Diệu và thơ Xuân Diệu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xuân Diệu và thơ Xuân Diệu   Xuân Diệu và thơ Xuân Diệu Icon_minitime4/12/2008, 6:53 pm

Chị rất thích thơ Xuân Diệu, nhất là Vội vàng

Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây ong của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa;
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời tuổi trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt...
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!


Cảm thức thời gian vô cùng rõ nét. Một tâm hồn trong sáng, yêu cuộc sống và khao khát yêu thương!
Về Đầu Trang Go down
http://forum.hscva.net
HE HE

HE HE


Nữ
Tổng số bài gửi : 29
Age : 31
Đến từ : Chu Văn An
Nghề nghiệp hiện tại : học sinh
Registration date : 28/11/2008

Xuân Diệu và thơ Xuân Diệu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xuân Diệu và thơ Xuân Diệu   Xuân Diệu và thơ Xuân Diệu Icon_minitime7/12/2008, 12:47 am

Đây là bài viết của Thế Lữ về Xuân Diệu, viết năm 1937, trong sách "Xuân Diệu thơ và đời", nhà xuất bản văn học (1995)

Một nhà thi sĩ mới:
Xuân Diệu


Trong những văn thơ của các bạn gửi đến Phong Hoá hồi báo còn sống, một hôm chúng tôi nhân được một bài thơ ngắn dưới ký tên Xuân Diệu. Bài thơ ấy tả cái sức huyền diệu, cái lực thần tiên của âm nhạc vang động tới tận tâm hồn. Tác giả thấy hương thơm của ánh sáng và những cảnh sương khói hiển hiện lẫn lộn trong dòng suối, lời chim và tiếng khóc than.

Ý thơ tỏ ra thi sĩ có một tâm hồn đằm thắm và rất dễ cảm xúc, nhưng lời thơ chưa được chải chuốt: ngượng ngịu như những ngón tay đàn uốn nắn còn non. Cách đó ít lâu, ông Xuân Diệu gửi đến một bài thứ hai sửa lại bài truớc, trong đó chúng tôi thấy sự âu yếm của thi sĩ đối với nghệ thuật chân mình, và sự cố gắng diễn đạt những cảm tưởng của mình bằng những lời xứng đáng. Ông khuyên người yêu hãy lắng nghe "khúc nhạc thơm" nhuần thấm, hãy "uống thơ tan trong khúc nhạc" và:

Hãy tự buông cho khúc nhạc hường
Dẫn vào thế giới của Du Dương;
Ngừng hơi thở lại, xem trong ấy
Hiển hiện hoa và phảng phất hương...


Đó là bốn câu thơ chu đáo nhất trong mười sáu câu bối rối và mơ hồ.
Bài thơ bởi thế không đăng, những chúng tôi chắc thế nào cái thiên tài khép nép kia sẽ có lúc nảy nở và khi đó sẽ có những màu đậm đà, những ánh xán lạn.
Quả nhiên sự mong ước của chúng tôi thành sự thực.


Ông Xuân Diệu lần lượt gửi thơ đến, và cũng là gửi những lời hứa hẹn chắc chắn của tâm hồn ông.
Đó là một tâm sự nồng nàn kín đáo, một linh hồn rạng rỡ và say mê, đằm thắm, hiện ở trong những điệu thơ êm dịu và ái ân, thiết tha và bồng bột. Cảnh sắc của sự vật, nỗi âm thầm của tình ái, dáng tươi cười của mùa xuân, nỗi tiếc thương lạnh lẽo của mùa thu, lời van xin, khuyên nhủ của tấm lòng yêu thấm thía nhưng rụt rè; tất cả những tình cảm ấy đều tả trong thơ Xuân Diệu một cách mới lạ, ý nhị, vừa đơn giản, vừa đầy đủ, gợi cho ta thấy những hình ảnh, những tư tưởng bát ngát và tươi đẹp không ngờ. thơ của ông không phải là "văn chương" nữa; đó là lời nói, là tiếng reo vui hay tiếng năn nỉ, là sự chân thành cảm xúc, hoặc là những tình ý rạo rực biến lẩn trong những thanh âm...


Sự yêu đương trong lòng người thi sĩ này cũng kín đáo chân thực như nghệ thuật của ông. Ông im lặng để cho lòng yêu im lặng hoà với cảnh vật, nhưng trong sự im lặng ấy, ta thấy cảnh vật chung quanh ông có biết bao vẻ tình tứ và bao nhiêu điều ái ân:

Một tối, bầu trời đắm sắc mây,
Cây tìm nghiêng xuống cánh hoa gầy,
Hoa nghiêng xuống xuống cỏ, trong khi cỏ
Nghiêng xuống làn rêu. Một tối đầy...
Những lời huyền bí, toả lên trăng,
Những ý bao la gội xuống trần,
Những tiếng ân tình hoa bảo gió,
Gió đào rủ rỉ bảo hoa xuân...


Khi lòng chứa chan sự thương nhớ, trước hết ông thầm nhắc đến cảnh vật gợi buồn bằng những lời thâm mật và tha thiết:

Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm.
Anh nhớ em, em hỡi! anh nhớ em!
Không có gì buồn bằng những buổi chiều êm
Mà ánh sáng hoà dần cùng bóng tối,
Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối;
Vài miếng đêm u uất lẩn trong cành;
Mây theo chim về dãy núi xa xanh
Từng đoàn lớn nhịp nhàng và lặng lẽ.
Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ.


Tất cả lòng buồn não của nhà thi sĩ hình như thoát ra, hình như mông mênh hoá hợp với với cảnh vật mông mênh, và cũng hình như để mặc cho cảnh vật len thấm vào tận tâm hồn. Trong thơ ông, tình với cảnh bao giờ cũng có sự cảm thông mật thiết:

Thôi hết rồi! còn chi nữa đâu em:
Thôi hết rồi gió gác với trăng thềm,
Với sương lá rụng trên đầu gần gũi,
Thôi đã hết hờn ghen và giận dỗi.
- Được giận hờn nhau, sung sướng bao nhiêu!
Anh một mình ngồi nghe tất cả buổi chiều
Vào chầm chậm ở trong hồn hiu quạnh.


Người ta đoán thấy dáng điệu đê mê bát ngát của người thi sĩ đa tình trong lúc say sưa đau đớn, người ta hưởng những vị chua chát kỳ dị đằm thắm của nỗi xót thương. Có phải không, ông đã gợi ra hết những điều mong manh u uẩn trong lòng người và cùng với chúng ta chung những lời than thở, băn khoăn.
Bởi vì nhà thi sĩ biết yêu, theo nghĩa rộng rãi nhất của tình yêu. Ông có tấm lòng đắm đuối của tất cả mọi người; yêu nhan sắc, yêu non sông, yêu thơ ca, và yêu cả nững nỗi buồn thương, nhớ tiếc. Mà yêu là yêu chứ không nghĩ đến tại sao yêu? Ông trả lời cho lòng ông rằng:

Ai đem phân chất một mùi hương,
Hay bản cầm ca? Tôi chỉ thương,
Chỉ lặng chuồi theo dòng cảm xúc,
Như thuyền ngư phủ lạc trong sương
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!
Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu?


Cho nên nhà thi sĩ lúc nào cũng có cớ để cho tâm hồn rung động. Một ngày chủ nhật bỏ phí đi quá nửa, đủ khiến ông xa xôi nghĩ đến ngày dần phai:

Thong thả chiều vàng thong thả lại…
Rồi đi…đêm xám tới dần dần…
Cứ thế mà bay cho đến hết
Những ngày, những tháng, những mùa xuân.


Ông ví những giờ trong những ngày tốt đẹp ấy như những bó hoa tươi mà ông ôm ấp trong tay, nhưng ông phải tiếc than vì bó hoa không còn được mãi:

Vừa mới khi mai tôi cảm thấy
Trong tay ôm một bó hoa cười,
Ngọn gió thời gian không ngớt thổi,
Giờ tan như những cánh hoa rơi.


Mùa xuân với những tiếng chim ca ánh sáng; với những nụ cười thầm, kết bằng những cánh hồng, với hơi gió xuân thơm nhởn nhơ và vô ý, lả lơi thổi cho cành mai cợt ghẹo nhánh đào, với những tiếng cây reo hớn hở mà nghệ thuật của ông đã đúc vào những câu thanh lịch xiết bao đậm đà:

Giữa vườn ánh ỏi tiếng chim vui,
Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời:
Sao buổi đầu xuân êm ái thế!
Cánh hồng kết những nụ cười tươi.

Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao;
Cây vàng rung nắng lá xôn xao;
Gió thơm phơ phất hay vô ý
Đem đụng cành mai với nhành đào


Đêm trăng có những ánh vàng reo thành tiếng dưới ngòi bút của ông:

Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá,
Ánh sáng tuồn đầy các lối đi
Tôi với người yêu qua nhẹ nhẹ
Im lìm không dám nói năng chi


Mùa thu với những hoa lả tả rơi và xao động, với những luồn rún rẩy lạnh lẽo, với những đêm quang sáng và những ngày buồn tênh:

Thỉnh thoảng nàng Trăng tự ngẩn ngơ,
Non ra khỏi sự nhạt sương mờ,
Đã nghe rét muớt luồn trong gió,
Đã vắng người sang những chuyến đò.


Ở tình cảnh nào, Xuân Diệu cũng có lời mềm mại, hoặc xán lạn, đê mê, hoặc lả lơi sung sướng, hoặc buồn bã tha thiết như tiếng thở than tận cõi sâu kín của tâm hồn.
Nhà thi sĩ ấy bảo ta rằng:

Tất cả tôi run rẩy tựa dây đàn.

Mà đó là những dây đàn huyền bí kết bởi muôn sợi tình cảm tha thiết, bởi những sắc anh linh khiến cho nhà thi sĩ dễ xúc động hát lên những tiếng đẹp đẽ ngọt ngào đến yên ủi được chúng ta trong cuộc đời hiện thực.
* *
*

Sự cảm động dồi dào và quý báu của ông còn cho ta thấy nhiều hứng vị của cái chân tài đặc biệt đấy. Tôi mong rằng sẽ được dịp nói đến thơ Xuân Diệu nhiều hơn, để lại được ca tụng nhà thi sĩ của tuổi xuân, của lòng yêu, và của ánh sáng.
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/kianmotomole2810
Sponsored content





Xuân Diệu và thơ Xuân Diệu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xuân Diệu và thơ Xuân Diệu   Xuân Diệu và thơ Xuân Diệu Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Xuân Diệu và thơ Xuân Diệu
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nhà thơ Xuân Quỳnh
» Hồ Xuân Hương - Bà chúa thơ Nôm

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
AOC (Art Of Chickens) - nghệ thuật của những con gà! :: Tư liệu văn học :: Tư liệu tác giả-
Chuyển đến