AOC (Art Of Chickens) - nghệ thuật của những con gà!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

AOC (Art Of Chickens) - nghệ thuật của những con gà!

Ta gà về nghệ thuật, thì ta vào AOC, nơi hoàn toàn thuộc về nghệ thuật của những con gà!
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Nghị luận xã hội

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
tranphuongthao63
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
tranphuongthao63


Nữ
Tổng số bài gửi : 137
Age : 32
Đến từ : THPT Chu Văn An
Nghề nghiệp hiện tại : Học sinh
Registration date : 20/11/2008

Nghị luận xã hội Empty
Bài gửiTiêu đề: Nghị luận xã hội   Nghị luận xã hội Icon_minitime3/12/2008, 10:25 pm

Cách đây hơn 2000 năm, trên một ngôi đền cổ ở phương Đông có khắc dòng chữ: "Mọi tai hoạ đều xuất phát từ việc con người ta không tự biết mình là ai." Anh, chị hiểu gì về câu nói trên?

BÀI LÀM

Từ xa xưa khi thế giới vẫn còn là một thực thể hỗn độn, Thượng Đế đã tạo ra những mầm sống đầu tiên. Ngài tạo ra muôn loài, vạn vật nhưng vẫn cảm thấy thiếu một điều gì đó để khiến thế giới sống thật sự, và Con người đã ra đời như vậy. Chưa có một loài nào được Người yêu quý và ưu ái đến vậy, ban cho trí thông minh và một cuộc sống vô ưu vô lo trong Vườn Địa Đàng. Vậy nhưng Con người đã phạm vào luật cấm của Thượng Đế mà ăn Trái Cấm và bị Ngài đầy xuống trần gian để vật lộn với những lo toan thường ngày. Liệu có phải đó chính là lòng tham đã khiến Con người mờ mắt hay khao khát khám phá, hay bởi một nguyên do duy nhất: Con người không biết mình là ai!

Cách đây hai nghìn năm, trên bức tường của ngôi đền phương Đông có khắc dòng chữ: "Mọi tai hoạ đều xuất phát từ việc con người ta không tự biết mình là ai" và phải chăng tai hoạ đầu tiên của con người là việc bị Thượng Đế đuổi xuống trần gian. Hay như một truyện thần thoại kể rằng Con người vì không nghe theo các vị thần nên đã mở chiếc bình tội ác và từ đó phải gánh chịu bảy điều xấu xa ấy. Bất cứ một người nào biết hai thần thoại trên đều cho rằng nguyên nhân để con người làm vậy là lòng tham, là ham muốn, là tò mò... mà họ đã quên mất rằng nếu như ngay từ đầu Con người ý thức được vị thế của mình, hiểu rõ bản thân mình nên hay không nên làm như vậy thì liệu có xuất hiện tai hoạ đó hay không?

Các vị thần được Con người xưng tụng, coi đó là những chuẩn mực. Nhưng các vị thần cũng có phần noà bản chất giống Con người, hay đúng hơn họ là những Con người có quyền năng. Zues đã giết cha, chiếm ngôi, lấy chị của mình, gây chiến tranh với các người anh em khác trong hơn mười năm khiến loài người và thế giới phải chịu bao bất hành. Asim quá mạnh, quá kiêu hãnh để rồi quên mất rằng mình cũng có điểm yếu. Chàng đã khiến thành Troy thất thủ, gây đau thương cho bao con người và rồi chàng cũng chịu số phận ấy. Icarơ khao khát bay lên trời cao mà quên mất rằng đôi cánh sáp sẽ bị ánh mặt trời rực rỡ làm tan chảy. Ơđíp đã phạm vào hai tội ác lớn nhất của con người đó là giết cha và lấy mẹ cũng chỉ vì chàng không biết mình là ai và cái giá phải trả là chàng phải làm một người mù đi lang thang trên chính vương quốc của mình...


"Tai hoạ" luôn được mặc định là những điều sai trái, xấu xa, tồi tệ, là đau thương nhưng "tai hoạ" thật sự là gì thì điều đó còn phụ thuộc vào từng người. Với Ơđíp thì tai hoạ quả thật là khủng khiếp còn với Icarơ, dù chàng đã chết một cách ngu ngốc nhưng chính khát vọng đã khiến chàng hạnh phúc và "tai hoạ" không còn là tai hoạ nữa. Không phải tự nhiên mà Khổng Tử xây dựng cả một hệ thống luân lý, đạo đức để quy định vị trí của con người. Con người phải sống theo các phép tắc, phải ở đúng vị trí của mình, phải hiểu rõ mình. Phải chăng Khổng Tử cũng nhận ra rằng tai hoạ, sự rối ren trong xã hội đều do con người không tự biết mình là ai? Nhưng thật sự con người chưa bao giờ và có lẽ sẽ không bao giờ hiểu hết bản thân mình. Con người là một tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ rộng lớn. Có thể với các hiền triết, với những người lãnh đạo và nhất là với xã hội phong kiến thì con người phải ở đúng nơi mình phải đứng và tai hoạ là ở việc con người bước qua giới hạn ấy.


Nếu con người hiểu rõ mình thì sẽ không có tai hoạ nhưng liệu nếu con người hiểu quá rõ bản thân đế không dám bước tới tai hoạ, không dám phá vỡ ranh giới thì cũng là tai hoạ. Tất cả nhưng khao khát, đam mê, ước mơ và cả hy vọng là những động lực để con người tìm tòi, khám phá đưa xã hội đi lên vậy nhưng những điều ấy lịa xuất phát từ việc con người không hiểu rõ bản thân mình. Nếu hiểu rõ rằng con người không thể giống như loài chim bay trên bầu trời thì sao xuất hiện máy bay, nếu hiểu con người chỉ là sinh vật nhỏ bé phải thuận theo tự nhiên thì sao chúng ta có thể làm chủ cuộc đời mình?


Bản chất của con người là ảo tưởng. Có người ảo tưởng và thực hiện ảo tưởng của mình, biến nó thành sự thật, thành một điều gì đó có ích thì không còn là tai hoạ. Nhưng có người ảo tưởng như con ếch ở đáy giếng khi được nhìn thấy bầu trời thực sự thì cũng là lúc bị con trâu giẫm bẹp. Xét cho cùng điểm khác biệt của hai loại người trên chính là mức độ hiểu bản thân mình. Những con người thực hiện giấc mơ của mình, họ coi việc hiểu bản thân là động lực để phát triển. Họ không vì biết sự hạn chế của mình mà thụt lùi, ngược lại, họ hiều bản thân để đi lên. Còn loại người kia, họ không hiểu chút gì về mình mà ảo tưởng quá lối, coi đó như lợi thế để coi thường tất cả và kết cục của họ là Tai họa!


Thiết nghĩ những người hiểu rõ bản thân mình phải biết được rằng cuộc sống có những ranh giới bước qua được và cũng có những ranh giới không được bươc qua. Phải chăng lời khắc trên bức tường cổ ấy không chỉ khuyên con người hiểu rõ mình, tự biết mình là ai mà còn muốn con người phân biệt được những ranh giới để quyết định bước tiếp hay lùi xuống đế đi con đường khác. Một nhà báo đã nói rằng nếu bạn làm một con ếch thì hãy làm một con ếch thật béo, sống trong cái giếng sạch và hiểu rõ cái giếng của mình. Nhưng khi đã hiểu rõ chiếc giếng ấy thì có sống tiếp trong đó hay sẽ tự trang bị cho mình để đến với bầu trời rộng lớn thì còn tuỳ thuộc vào mỗi con ếch có dám chấp nhận và đối mặt với "tai hoạ" ở phía trước hay không!


Đây là bài viết trên lớp của Thảo. Mọi người đọc và cho ý kiến nha! :lol!:
Về Đầu Trang Go down
http://forum.hscva.net
Baby Lion
Admin
Admin
Baby Lion


Nam
Tổng số bài gửi : 149
Age : 30
Đến từ : Hà Nội
Nghề nghiệp hiện tại : Học sinh
Sở thích : Viết văn
Registration date : 15/11/2008

Nghị luận xã hội Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nghị luận xã hội   Nghị luận xã hội Icon_minitime4/12/2008, 11:04 am

Em nghĩ là khi dẫn chứng ra từ Kinh Thánh (Thượng đế), từ Thần thoại Hy Lạp (Asim, Ikarơ, Ơđíp,...) hay từ học thuyết Nho giáo của Khổng Tử, chị không nên mặc nhiên cho rằng tất cả những điều đó đều được công nhận. Có thể nói là dù khác biệt về thời gian, về chủng tộc, từ Kinh Thánh của những người Do Thái, thần thoại của người Hy Lạp, tư tưởng nho giáo của người Trung Hoa, cho đến bức phù điêu cổ trong ngôi đền Phương Đông kia; con người đã có được ý thức về sự tồn tại của mình trong thế giới, biết đến tai họa từ việc không ý thức được điều đó.
Tất nhiên đó chỉ là cảm nhận của em thôi, nói cho cùng thì em cũng chưa bao giờ nghiên cứu sâu về những vấn đề tư tưởng hay hành động của con người, nên chắc ý kiến sẽ không được thấu đáo. Nhưng em thấy bài viết của chị rất mạch lạc và nhiều sức thuyết phục.
Về Đầu Trang Go down
https://nghethuatga.forumvi.com
tranphuongthao63
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
tranphuongthao63


Nữ
Tổng số bài gửi : 137
Age : 32
Đến từ : THPT Chu Văn An
Nghề nghiệp hiện tại : Học sinh
Registration date : 20/11/2008

Nghị luận xã hội Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nghị luận xã hội   Nghị luận xã hội Icon_minitime6/12/2008, 8:20 pm

Bài đấy chị làm trên lớp nên chẳng nghĩ được nhiều, có ý gì thì viết luôn :lol!: thế mà cũng được 8 :deo kinh:
cô chị cũng bảo văn chị mang tính hùng biện. hơi đối lập một tí với con người tác giả :loan tri:
Về Đầu Trang Go down
http://forum.hscva.net
Sponsored content





Nghị luận xã hội Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nghị luận xã hội   Nghị luận xã hội Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Nghị luận xã hội
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Văn mẫu, một chút bàn luận!
» Thao tác lập luận bác bỏ:D
» Tham luận chủ đề : Phong cách học sinh Chu Văn An

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
AOC (Art Of Chickens) - nghệ thuật của những con gà! :: Khu vực đánh giá - góp ý cho tác phẩm của các mem khác. :: Văn nghị luận-
Chuyển đến