AOC (Art Of Chickens) - nghệ thuật của những con gà!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

AOC (Art Of Chickens) - nghệ thuật của những con gà!

Ta gà về nghệ thuật, thì ta vào AOC, nơi hoàn toàn thuộc về nghệ thuật của những con gà!
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
tranphuongthao63
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
tranphuongthao63


Nữ
Tổng số bài gửi : 137
Age : 32
Đến từ : THPT Chu Văn An
Nghề nghiệp hiện tại : Học sinh
Registration date : 20/11/2008

CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN Empty
Bài gửiTiêu đề: CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN   CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN Icon_minitime5/1/2009, 5:48 pm

Là một trong những loại hình văn học khá đặc sắc của văn học dân gian Việt Nam, nhưng chèo đang dần bị mai một đi bởi thời gian. Thế hệ học sinh bây giờ có lẽ cũng ít người đã từng xem trọn một vở chèo chứ đừng nói đến việc hiểu được loại hình nghệ thụat hết sức thú vị này. Chính vì những lẽ đó, mình xin giới thiệu một loại bài viết được trích từ cuốn sách "Sân khấu và tôi" của cô Nguyễn Thị Minh Thái- một người say mê và đã có nhiều thành tựu trong việc nghiên cứu Chèo nói riêng và các loại hình sân khấu khác nói chung.




CÁI CƯỜI THÔNG MINH HÓM HỈNH CỦA HỀ CHÈO

Nhân vật hề chèo vốn là “hốn vía” của chèo cổ- chính là nụ cười đầy hóm hỉnh, hài hước, một cuộc chơi cộng đồng đầy vui thú, hân hoan và rộn ràng nhất màu sắc hội hè đình đám của người dân quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Từ ngàn năm về trước, với vai hề trò chủ thể sáng tạo nền văn hoá nông nghiệp mang bản thể đặc sắc riêng Việt Nam, người nông dân Việt Nam đã biết chế tác ra chèo- trước hết, là một tiếng cười sảng khoái dành cho bản thân được thư giãn, lâng lâng nghỉ ngơi, di dưỡng tinh thần.
Chính các nhân vật hề chèo dân gian: hề Mồi, hề Gậy, những anh hề áo ngắn, áo dài bình dân, những anh hề tính cách… không những đã góp phần không nhỏ trong việc “quẳng gánh lo đi mà vui sống” của cả một dân tộc Việt Nam trên đường phát triển- đã phải trải qua bao mất mát thương đau- mà chúng còn “khăn gói lên đường” viễn du trên sân khấu thế giới, trình diện cho công chúng nước ngoài thêm một bộ mặt khác của bản thể văn hoá thông minh của người dân Việt Nam, biết đùa và thích đùa, ngay cả trong những tình huống lịch sự nguy ngập và gay go bi đát nhất…
Hề chèo là một trong ngũ cung của bảng nhân vật quan thiết gồm năm mô hình cơ bản, làm nền sống động cho thế giới nhân vật chèo: đào, kép, lão, mụ, hề. Một phường chèo có giá trị của bất kỳ làng chèo nào ngày xưa, ít nhất cũng phải có ba diễn viên sáng giá nhất: một đào, một kép và một hề… Nhân vật hề gánh toàn bộ “trọng lực hài hước” của vở chèo, vốn là những vở diễn dân gian sống trên chiều chèo sân đình từ hàng ngàn năm và lưu chuyển đời này sang đời khác bằng cung cách truyền nghề.
Những nhân vật hề chèo thuộc loại bận rộn nhất trong chiếu chèo sân đình và thường được chia làm hai loại hề: hề Gậy và hề Mồi. Hề Gậy thường là các anh chàng hề đồng lóc cóc chạy theo hầu thầy trên đường thiên lý, khi ra sân khấu, do thường mang theo gậy đường trường hoặc cây đòn gánh, nên gọi nôm na là hề Gậy. Hề Mồi là những nhân vật hầu hạ sai vặt , điếu đóm trong nhà hoặc lính canh, lính hầu nơi quan phủ, tư dinh… Nhân vật này ra sân khấu thường mang theo chiếc mồi quấn bằng giẻ tẩm mỡ, tẩm dầu đốt sáng như đuốc. Bó đuốc này còn tượng trưng cho bó đuốc dùng chiếu sáng canh phòng, dinh thự… Do thân phận hầu hạ, hề Mồi hay ra trước dọn dẹp cung đình, đón quan đủng đỉnh ra sau, nên có thể gọi là những anh hề dọn lớp hoặc dọn dẹp đám.
Loại thứ hai của hề chèo là hề Tính cách. Những nhân vật này thường hả hê vui sướng tự giễu cợt mình, tự lột mặt nạ bản thân và tự đẩy mình vào tình huống lố bịch. Loại hề này cười cợt trên sân khấu chèo sân đình với đủ mọi giọng điệu phong phú: giễu vui, đả kích, đùa bỡn, trêu chọc, nghịch ngợm… với mục đích tự bôi bác mình. Nhiều thủ pháp sân khấu hề chèo được sử dụng đắc địa và gây cười rất có hiêu quả trong trò diễn và trò nhời của nhân vật hề, với các thủ pháp gây cười dân gian; trò nhái (ứng khẩu và ứng diễn) chơi chữ, pha trò… tình huống hiểu lầm, mai phục, đố vui, giả vờ ngốc, phóng đại hoàn cảnh tức cười bất ngờ…là những biện pháp mỹ học khá thú để hề chèo đạt tới tầm cỡ của hài kịch.
Trong ha loại hề đi hầu và hề tính cách của hề chèo thì hề tính cách là loại nhân vật đặc sắc của hề chèo cổ. Vì thế, hề chèo đã được “cấp giấy thông hành hài kịch”, vượt qua rào cản ngôn ngữ hôm nay, qua chơi với hàng xóm phương Đông, phương Tây và chẳng cần thông dịch, cũng khiến người ngoại quốc cười nghiêng ngả.
Một trong những hề tính cách: nhân vật phù thuỷ trong màn chèo lẻ: “Xuý Vân giả dại” của nhà hát chèo Việt Nam, mang đi dự Liên hoan quốc tế các nước nói tiếng Pháp Francophonie ở Lomoges năm 1993 , lần thứ 10, đã được công chúng phương Tây tán thưởng nhiệt liệt. Một năm sau, vở Quan Âm Thị Kính của đoàn chèo Thái Bình lại gồng gánh phường chèo đi Nhật. Nhật được phen ngất cười.
Trong số các tác gải làm sáng danh, sáng giá và giữ được giá ngọc của hề chèo trên sân khấu sau này, đầu thế kỷ XX, phải kể đến Nguyễn Đình Nghị, với sáng tạo mới về các nhân vật hề của “chèo văn minh” và “chèo cải lương” là những cách tân quan trọng, đưa chèo từ sân khấu “nhà quê” sân đình ra kẻ chợ “thời làn sóng Âu hoá”, để ngồi chiễm chệ ở sân khấu hộp thị thành đầu thế kỷ XX.
Chế tác ra nhân vật hề Hoạn nổi tiếng nhất sân khấu chèo “mới” trong suốt nửa thế kỷ nay (1945-1995) là Tào Mạt. Hề Hoạn đi suốt từ đầu chí cuối bộ ba “Bài ca giữ nước” với kết thúc đầy bi kịch: bị chôn sống. Những tinh thần hài hước của hề Hoạn, với tài nghệ thủ vai cao cường của nữ nghệ sĩ Ngọc Viễn, đoàn chèo Tổng cục hậu cần, với tiếng hát lanh lảnh đau đời, “bởi suốt đời ta làm vui cho người- thấy kẻ ăn bám tham lam thì ta cười tủm cười ruồi- Thấy nịnh hót gian tà thì ta cười khinh, cười bỉ- Thấy kẻ nhố nhăng ta cười ầm cười ĩ. Thấy chuyện bất công ta cười đắng cười cay. Ta cười cho sáng lẽ dở hay. Kẻ gian hoảng vía, người ngay hả cười.”
Cái cười khoẻ mạnh của hề chèo còn tràn vào các tác phẩm hội hoạ u buồn trầm tư của danh hoạ Bùi Xuân Phái, khơi gợi ở ông một cảm niệm tinh nghịch tiếu lâm. Các tranh vẽ chèo và hề chèo của ông đầy tính phồn thực với các anh hề chèo của ông đầy tính phồn thực với các anh hề Mồi, hề Gậy, mặt mũi ngộ nghĩnh, cử chỉ hài hước. Tranh hề chèo của ông già Phái đã mang lại vinh quang hội hoạ cho ông và đã mang lại cái đắt giá thật sự trên thị trường tranh thế giới.
Lúc sinh thời, tranh chèo của ông chỉ đổi được vài tách cà phê, mấy ly rượu nhạt giải phiền, giờ đây, có bức tranh Chèo năm ngoái năm kia, đã được bảo tàng Singapore mua với giá 25000 đôla
Nhưng cái cao giá nhất của hề chèo lại không thể tính được bằng đồng tiền cụ thể. Hề chèo là một giá trị văn hoá dân tộc chứng tỏ từ ngàn năm nay rằng dân tộc Việt Nam đã cười như một biểu hiện của nét hoa tính cách văn hoá của mình.
Về Đầu Trang Go down
http://forum.hscva.net
tranphuongthao63
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
tranphuongthao63


Nữ
Tổng số bài gửi : 137
Age : 32
Đến từ : THPT Chu Văn An
Nghề nghiệp hiện tại : Học sinh
Registration date : 20/11/2008

CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN   CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN Icon_minitime12/1/2009, 9:40 pm

VẺ ĐẸP CỦA XỐNG ÁO ĐÀO CHÈO



GỐC TÍCH VĂN HOÁ

Cõ lẽ cái quyến rũ số một cảu sân khấu chèo sân đình là vẻ đẹp dung nhan và sắc vóc của các cô đào chèo, với tất cả xống áo mớ ba mớ bảy của họ, trong các nhân vật mẫu nổi tiếng: Thị Màu, Thị Kính, Xuý Vân, Mẹ Đốp, Thị Phương, Đào Huế, Đào Nấp… Dù họ là đào “lệch” hay đào “chín”, hiền ngoan, chung thuỷ, một lòng một dạ ăn ở phúc đức như Thị Kính, Thị Phương, là những cô đào “chín” đẹp cả nết lẫn người, công dung ngôn hạnh, tam tòng tứ đức, đẹp không thiếu vẻ nào… hay là chanh chua, lẳng lơ, nồng nàn như lửa, yêu đương dạt dào kiểu Thị Màu, Xuý Vân… là đào “lệch” thì nhất thiết họ phải đẹp về mọi phương diện của sân khấu chiếu chèo, và nhất thiết là họ phải mặc áo xống cho thật đẹp.
Các nhà văn hoá Việt Nam hôm nay có thể bàn cãi về nhiều điều, song tất cả đều “chúng khẩu đồng từ” rằng: gốc tích văn hoá trang phục của đào chèo trên sân khấu chèo cổ sân đình là bộ váy áo tứ thân của cô gái quê vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ, một vùng văn hoá điển hình nhất về nghề trồng lúa nước của dân tộc Việt Nam, bên cạnh năm vùng văn hoá điển hình: Tây Bắc, Việt Bắc, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, vốn được cấu trúc thành không gian văn hoá Việt Nam, được tính từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau…



TÀ ÁO TỨ THÂN TRONG VĂN CHƯƠNG

Chính là vùng châu thổ Bắc Bộ đã sinh ra cái áo tứ thân mớ ba mớ bảy và cái áo đó đã đi vào văn chương bình dân lẫn văn chương bác học. Nó đã được “lên ngôi” trong nhiều bài thơ của các thi sĩ Thơ mới. Nhất là Nguyễn Bính, Nguyễn Nhược Pháp , và về sau, cả Hoàng Cầm nữa cũng yêu cái xống áo đa tình ấy trong những thi phẩm nổi tiểng: Chân quê, Em đi chùa Hương và Lá diêu bông…
Vẻ đẹp gốc của những tà áo quan họ, được coi là cơ sở văn hoá của áo xống đào chèo trên sân khấu sân đình, vốn là một vẻ đẹp thật thà chân quê, trước hết là ở dáng áo dài, buông xuôi theo thân người. Áo dài tứ thân, hai lớp buông phủ ngoài váy dài đến gót chân “buông chùng cửa võng” đúng kiểu váy Đình Bảng (quê hương quan họ và chèo cổ sân đình). Áo buông nhưng không buông thõng, mà thắt vào đáy lưng ong của người mặc, bằng hai dải thắt lưng màu xanh hoa thiên lý và xanh lục. Bên trong áo dài là áo cánh và bên trong áo cánh chính là các màu sắc của yếm thường là yếm đỏ, yếm trắng, cánh sen… Đường viền vai áo rất tròn, và cổ áo là cổ yếm. Yếm và áo được mặc đẹp và đẹp đến mức thành dân ca cho quan họ hát huê tình đã hàng ngàn năm ở Kinh Bắc: “Yêu nhau cởi áo (ối à) cho nhau, cởi… yếm cho nhau” xong xuôi mới đến cởi cả nón và nhẫn cho nhau… Về nhà cha mẹ hỏi thì dối trá thật dễ thương: “Qua cầu gió bay. Qua cầu (tính tình) đánh rơi”.
Nguyễn Bính có một tứ thơ thật lộng lẫy ca ngợi vẻ “Chân quê” của áo tứ thân trong bài thơ “Chân quê” nổi tiếng suốt máy thập kỷ nay của ông. Cô gái quê trong bài thơ ra tỉnh chơi một hai ngày, khi về nàng trút bỏ bộ đồ quê, để thay vào đó bộ đồ thành thị, với khắn nhung vấn đầu, quần lĩnh và áo cài khuy bấm long lanh. Chàng trai yêu cô ra con đê đầu làng ngóng chờ, thấy người yêu bé nhỏ xinh xinh đi tỉnh về, mà không thấy nữa những xống áo quê mùa, nên đã chết cay chết đắng mà lòng tự hỏi: “Còn đâu chiếc áo tứ thân. Chiếc khăn mỏ quạ, cái quần nái đen…” Tất cả đã biến mất, để thay vào đó là “khăn nhung”, “quần lĩnh”. “áo cài khuy bấm”… Thế là chàng trai quê đã vì cái sự đổi thay lốt trang phục ấy của em gái quê mà buồn nẫu gan, nẫu ruột như thể “em đã làm khổ tôi”. Nhưng giận thì giận, mà thương thì vẫn thương. Chàng trai quê vân vi xa gần nhắn nhủ người yêu nhẹ nhàng: “Hoa chanh nở giữa vườn chanh. Thầy u mình với chúng mình chân quê” để muốn nói: “Đấy lề quê thói”, đừng dại gì mà đánh mất tất cả xống áo quê mùa, và vẻ đẹp chân quê mộc mạc đa tình của nó.


TRANG PHỤC CHÁY TRÊN CHIẾU CHÈO

Áo xống “chân quê” ấy của những cô gái quan họ, thế là đi vào sân khấu chèo kể như đã đến hàng ngàn năm. Chèo đã “sân khấu hoá” vẻ đẹp ấy, bằng cách nhân lên gấp bội với toàn bộ nghệ thuật biểu diễn của chèo sân đình, đặc biệt là qua các khuôn múa làn điệu hát các đào chèo, trong đó đáng kể nhất là trang phục sân khấu của một vai đào chèo nổi tiếmg: Cô Thị Màu trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính.
Nhân vật này trước hết, đã thật “bắt mắt” về màu sắc của trang phục. Phải nói ngay rằng, áo xống của Thị Màu tích tụ rất rõ cách sử dụng màu của nghệ nhân truyền thống trong điêu khắc đình chùa và tranh dân gian làng Hồ, với nguyên tắc tối hậu: “dùng màu nguyên thuỷ”, với sự chói chang của áo tứ thân màu xác pháo, yếm đỏ màu hoa râm bụt, áo cánh vàng tươi, thắt lưng xanh thiên lý, tóc vấn trần khăn đen, bông hoa cài đầu trắng tươi và váy đen sẫm cùng màu với khăn và tóc… Nhưng tự thân xống áo này chưa thể tạo thành vẻ đẹp mặn mà của nhân vật sân khấu chèo của Thị Màu. Phải đợi đến lúc nghệ sĩ chèo “ra vai” trên sân khấu chèo, cùng với hát chèo, múa chèo, với sự diễn biến của số phận nhân vật Thị Màu, thì những áo xống đó mới lên hết tất cả vẻ đẹp sân khấu của trang phục nhân vật.
Trích đoạn chèo cổ “Thị Màu lên chùa” đã thâu hoá sâu sắc vẻ đẹp ấy. Áo xống rực rỡ màu nguyên thuỷ của Thị Màu đung đưa theo bước chân đa tình của Thị Màu tuổi trăng tròn, lên chùa ngày mười tư, chẳng phải để lễ lạt cầu cúng mà để “ve” chú tiểu, bởi đã phải lòng chú tiểu Kính “đẹp trai”. Rồi áo xống Thị Màu bay tung trong vũ điệu Thị Màu “ghẹo tiểu”, càng lúc càng rối rít quấn quyện và cuống quít trong cơn yêu đương của Thị Màu, với những đường nét múa chèo lượn hình “sin” quanh chú tiểu- cứ ngồi lặng yên trong áo màu thiền mà tụng kinh gõ mõ, niệm “nam mô a di đà”… Trong cảnh “ghẹo tiểu” này của nhân vật Thị Màu, trang phục đã được “đổi màu lên tục” bởi vũ đạo bởi ánh sáng sân khấu với màu được chỉ định màu đỏ là chủ yếu, nên thực sự trong cơn lốc hát múc cuồng nhiệt, áo xống Thị Màu đã cháy lên như một ngọn lửa của yêu đương. Trong khoảng khắc đó sân khấu chèo cổ sáng bừng lên một vẻ đẹp của Văn hoá: văn hoá MẶC truyền thống!
Về Đầu Trang Go down
http://forum.hscva.net
tranphuongthao63
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
tranphuongthao63


Nữ
Tổng số bài gửi : 137
Age : 32
Đến từ : THPT Chu Văn An
Nghề nghiệp hiện tại : Học sinh
Registration date : 20/11/2008

CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN   CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN Icon_minitime12/1/2009, 9:40 pm

VẺ ĐẸP CỦA XỐNG ÁO ĐÀO CHÈO



GỐC TÍCH VĂN HOÁ

Cõ lẽ cái quyến rũ số một cảu sân khấu chèo sân đình là vẻ đẹp dung nhan và sắc vóc của các cô đào chèo, với tất cả xống áo mớ ba mớ bảy của họ, trong các nhân vật mẫu nổi tiếng: Thị Màu, Thị Kính, Xuý Vân, Mẹ Đốp, Thị Phương, Đào Huế, Đào Nấp… Dù họ là đào “lệch” hay đào “chín”, hiền ngoan, chung thuỷ, một lòng một dạ ăn ở phúc đức như Thị Kính, Thị Phương, là những cô đào “chín” đẹp cả nết lẫn người, công dung ngôn hạnh, tam tòng tứ đức, đẹp không thiếu vẻ nào… hay là chanh chua, lẳng lơ, nồng nàn như lửa, yêu đương dạt dào kiểu Thị Màu, Xuý Vân… là đào “lệch” thì nhất thiết họ phải đẹp về mọi phương diện của sân khấu chiếu chèo, và nhất thiết là họ phải mặc áo xống cho thật đẹp.
Các nhà văn hoá Việt Nam hôm nay có thể bàn cãi về nhiều điều, song tất cả đều “chúng khẩu đồng từ” rằng: gốc tích văn hoá trang phục của đào chèo trên sân khấu chèo cổ sân đình là bộ váy áo tứ thân của cô gái quê vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ, một vùng văn hoá điển hình nhất về nghề trồng lúa nước của dân tộc Việt Nam, bên cạnh năm vùng văn hoá điển hình: Tây Bắc, Việt Bắc, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, vốn được cấu trúc thành không gian văn hoá Việt Nam, được tính từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau…



TÀ ÁO TỨ THÂN TRONG VĂN CHƯƠNG

Chính là vùng châu thổ Bắc Bộ đã sinh ra cái áo tứ thân mớ ba mớ bảy và cái áo đó đã đi vào văn chương bình dân lẫn văn chương bác học. Nó đã được “lên ngôi” trong nhiều bài thơ của các thi sĩ Thơ mới. Nhất là Nguyễn Bính, Nguyễn Nhược Pháp , và về sau, cả Hoàng Cầm nữa cũng yêu cái xống áo đa tình ấy trong những thi phẩm nổi tiểng: Chân quê, Em đi chùa Hương và Lá diêu bông…
Vẻ đẹp gốc của những tà áo quan họ, được coi là cơ sở văn hoá của áo xống đào chèo trên sân khấu sân đình, vốn là một vẻ đẹp thật thà chân quê, trước hết là ở dáng áo dài, buông xuôi theo thân người. Áo dài tứ thân, hai lớp buông phủ ngoài váy dài đến gót chân “buông chùng cửa võng” đúng kiểu váy Đình Bảng (quê hương quan họ và chèo cổ sân đình). Áo buông nhưng không buông thõng, mà thắt vào đáy lưng ong của người mặc, bằng hai dải thắt lưng màu xanh hoa thiên lý và xanh lục. Bên trong áo dài là áo cánh và bên trong áo cánh chính là các màu sắc của yếm thường là yếm đỏ, yếm trắng, cánh sen… Đường viền vai áo rất tròn, và cổ áo là cổ yếm. Yếm và áo được mặc đẹp và đẹp đến mức thành dân ca cho quan họ hát huê tình đã hàng ngàn năm ở Kinh Bắc: “Yêu nhau cởi áo (ối à) cho nhau, cởi… yếm cho nhau” xong xuôi mới đến cởi cả nón và nhẫn cho nhau… Về nhà cha mẹ hỏi thì dối trá thật dễ thương: “Qua cầu gió bay. Qua cầu (tính tình) đánh rơi”.
Nguyễn Bính có một tứ thơ thật lộng lẫy ca ngợi vẻ “Chân quê” của áo tứ thân trong bài thơ “Chân quê” nổi tiếng suốt máy thập kỷ nay của ông. Cô gái quê trong bài thơ ra tỉnh chơi một hai ngày, khi về nàng trút bỏ bộ đồ quê, để thay vào đó bộ đồ thành thị, với khắn nhung vấn đầu, quần lĩnh và áo cài khuy bấm long lanh. Chàng trai yêu cô ra con đê đầu làng ngóng chờ, thấy người yêu bé nhỏ xinh xinh đi tỉnh về, mà không thấy nữa những xống áo quê mùa, nên đã chết cay chết đắng mà lòng tự hỏi: “Còn đâu chiếc áo tứ thân. Chiếc khăn mỏ quạ, cái quần nái đen…” Tất cả đã biến mất, để thay vào đó là “khăn nhung”, “quần lĩnh”. “áo cài khuy bấm”… Thế là chàng trai quê đã vì cái sự đổi thay lốt trang phục ấy của em gái quê mà buồn nẫu gan, nẫu ruột như thể “em đã làm khổ tôi”. Nhưng giận thì giận, mà thương thì vẫn thương. Chàng trai quê vân vi xa gần nhắn nhủ người yêu nhẹ nhàng: “Hoa chanh nở giữa vườn chanh. Thầy u mình với chúng mình chân quê” để muốn nói: “Đấy lề quê thói”, đừng dại gì mà đánh mất tất cả xống áo quê mùa, và vẻ đẹp chân quê mộc mạc đa tình của nó.


TRANG PHỤC CHÁY TRÊN CHIẾU CHÈO

Áo xống “chân quê” ấy của những cô gái quan họ, thế là đi vào sân khấu chèo kể như đã đến hàng ngàn năm. Chèo đã “sân khấu hoá” vẻ đẹp ấy, bằng cách nhân lên gấp bội với toàn bộ nghệ thuật biểu diễn của chèo sân đình, đặc biệt là qua các khuôn múa làn điệu hát các đào chèo, trong đó đáng kể nhất là trang phục sân khấu của một vai đào chèo nổi tiếmg: Cô Thị Màu trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính.
Nhân vật này trước hết, đã thật “bắt mắt” về màu sắc của trang phục. Phải nói ngay rằng, áo xống của Thị Màu tích tụ rất rõ cách sử dụng màu của nghệ nhân truyền thống trong điêu khắc đình chùa và tranh dân gian làng Hồ, với nguyên tắc tối hậu: “dùng màu nguyên thuỷ”, với sự chói chang của áo tứ thân màu xác pháo, yếm đỏ màu hoa râm bụt, áo cánh vàng tươi, thắt lưng xanh thiên lý, tóc vấn trần khăn đen, bông hoa cài đầu trắng tươi và váy đen sẫm cùng màu với khăn và tóc… Nhưng tự thân xống áo này chưa thể tạo thành vẻ đẹp mặn mà của nhân vật sân khấu chèo của Thị Màu. Phải đợi đến lúc nghệ sĩ chèo “ra vai” trên sân khấu chèo, cùng với hát chèo, múa chèo, với sự diễn biến của số phận nhân vật Thị Màu, thì những áo xống đó mới lên hết tất cả vẻ đẹp sân khấu của trang phục nhân vật.
Trích đoạn chèo cổ “Thị Màu lên chùa” đã thâu hoá sâu sắc vẻ đẹp ấy. Áo xống rực rỡ màu nguyên thuỷ của Thị Màu đung đưa theo bước chân đa tình của Thị Màu tuổi trăng tròn, lên chùa ngày mười tư, chẳng phải để lễ lạt cầu cúng mà để “ve” chú tiểu, bởi đã phải lòng chú tiểu Kính “đẹp trai”. Rồi áo xống Thị Màu bay tung trong vũ điệu Thị Màu “ghẹo tiểu”, càng lúc càng rối rít quấn quyện và cuống quít trong cơn yêu đương của Thị Màu, với những đường nét múa chèo lượn hình “sin” quanh chú tiểu- cứ ngồi lặng yên trong áo màu thiền mà tụng kinh gõ mõ, niệm “nam mô a di đà”… Trong cảnh “ghẹo tiểu” này của nhân vật Thị Màu, trang phục đã được “đổi màu lên tục” bởi vũ đạo bởi ánh sáng sân khấu với màu được chỉ định màu đỏ là chủ yếu, nên thực sự trong cơn lốc hát múc cuồng nhiệt, áo xống Thị Màu đã cháy lên như một ngọn lửa của yêu đương. Trong khoảng khắc đó sân khấu chèo cổ sáng bừng lên một vẻ đẹp của Văn hoá: văn hoá MẶC truyền thống!
Về Đầu Trang Go down
http://forum.hscva.net
tranphuongthao63
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
tranphuongthao63


Nữ
Tổng số bài gửi : 137
Age : 32
Đến từ : THPT Chu Văn An
Nghề nghiệp hiện tại : Học sinh
Registration date : 20/11/2008

CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN   CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN Icon_minitime12/1/2009, 9:41 pm

PHÁI VÀ CHÈO


Trong các dây dướng mang tính hội hoạ với đời sống, ông già danh họa Bùi Xuân Phái vương nhiều dây mơ rễ má nhất với “phố cổ”. Nhưng thực ra, ông còn những mối tơ vương khác rắc rối, tế nhị hơn với sân khấu chèo cổ- mà nhiều người đã không lưu ý lắm khi đặt chân lên cái mê lộ hội hoạ huyền hoặc của ông. Điều này cũng dễ hiểu. Bởi vì chỉ mới ngó nhìn tranh ông vẽ phố, chưa chi người ta đã choáng như bị ai đó lấy mất hồn…

Tình cờ tôi biết một Phái khác- của Chèo, vào những năm 70, khi đang là kí giả của tạp chí chuyên ngành duy nhất của sân khấu thời bất giờ: Tạp chí sân khấu. Năm 1976 Tạp chí sân khấu vừa mới ra đời, chỉ vỏn vẹn mười người, thì cả mấy nhân vật chính: Tổng biên tập Lưu Trọng Lư, thư ký toà soạn Xuân Trình, phóng viên Lưu Quang Vũ và tôi… đều thích con măng ông Phái vẽ bìa sân khấu chèo cho Tạp chí. Ông già danh hoạ, lúc đó sau lưng đã có một số tranh chèo, nhận lời ngay. Hồi bấy giờ ông quá nghèo, ốm yếu, gầy gò, dáng khổ hạnh, nét mặt phiền muộn của ông phảng phất hình dáng Chúa Giê-su bị đóng đinh câu rút trên cây Thánh giá. Tranh bìa ông vẽ chèo cực đẹp. Nhân vật là những cô đào chín, đào lệch, những anh kép mặt vuông chữ điền truyền thống, và các anh hề: hề mồi, hề gậy, hề say, hề tỉnh… Hồi đó tôi cũng chẳng mô tê gì lắm về hội hoạ. Chỉ nhớ mỗi lần tạp chì dùng tranh của ông lên bìa, là mỗi lần người đọc xúm đông xúm đỏ trước toà soạn, chuyền tay nhau những tờ báo còn thơm mùi mực. Nhà thơ Lưu Trọng Lư lúc lắc mái đầu bạc chép miệng khen nắc nỏm: Đẹp tuyêt. Rất chèo… Lưu Quang Vũ trầm ngâm ngắm nhìn nhỏ nhẹ: Quá đẹp. Xuân Trình cười giòn nói tướng lên giữa toà soạn: Đương nhiên là phải đẹp, phải sang trọng, phải đậm mài folklore. Quý vị cứ nhòm kỹ mà coi.

Những lúc ấy, ông Phái chẳng bao giờ xuất hiện. Người ta cũng chẳng biết tìm ông ở đâu. Thái Bá Vân- bạn vong niên của ông đoán rằng: Giờ này có lẽ cụ đang ngồi nhâm nhi cà phê ở Lâm ( tên quán cà phê nhỏ trên một phố cổ Hà Nội nằm dọc theo chiều lượn của sông Hồng, nơi ông Phái thường lui tới uống trong hàng chục năm ). Là kẻ hậu sinh- xa cách hàng mấy thế hệ- tôi ít được đối thoại cùng ông, dù bản thân ông vốn là người đôn hậu và bình dị, thậm chí quá lặng lẽ và khiêm nhượng.

Một lần, căn phòng nhỏ của tôi ở đường Nguyễn Du- con phố xinh xắn, yên tĩnh ở Hà Nội, mà không hiểu sao nó được ban ba đặc ân lớn: hoa sữa thơm nồng ấm mùa thu, gương mặt êm đềm hồ Thiền Quang, và tên tuổi Nguyễn Du, đại thi hoà dân tộc, đã hân hạnh được ông đến thăm. Tôi không nhớ rõ năm 81, hay 82 trong nhà tôi lúc đó vật “ làm dáng” duy nhất trên tường là một bức tranh chèo ông đem cho một người bạn mà tôi là kẻ được tặng lại. Bức tranh đó “tông” màu ghi, vẽ một chàng thư sinh ( dáng chừng là Thiện Sĩ, vở chèo Quan Âm Thị Kịnh), trong y phục áo dài the hai lớp, khăn xếp đen, ngồi nghiêng, tay cầm quạt giấy, đang quạt, kế bên chàng là hai bà cô đào chèo đương soi gương, vấn khăn, tóc bỏ đuôi gà, tô son điểm phấn và sửa soạn xống áo… Tất cả các nhân vật này đều đang bận rộn để ra trò. Ông Phái nâng ly, uống nhỏ nhẹ thứ rượu đặc sản làng Đình Bảng, quê ngoại tôi, được người sành điệu coi là ngon số một Bắc Kỳ, mà nông dân làng này- cũng là những tay chơi điệu nghệ nhất trong lúc nông nhàn- tự cất lấy từ một giống lúa nếp thượng đẳng: nếp cái hoa vàng, không dùng để bán, chỉ dùng để uống. Ông chẳng hé miệng nói một câu chỉ lẳng lặng và đăm đăm nhìn bức tranh lưu lạc của mình ( vẽ năm 67, 68)- Như thể ông không còn cách nào khác hơn để gặp lại nó.

Hoạ sĩ Mai Văn Hiến, người bạn vong niên lịch thiệp và hóm hỉnh của tôi, và là bạn cùng vai ông Phái, người đưa ông Phái đến làm khách hôm nay, vui vẻ lên tiếng: ở đây có hai người đàn bà. Lúc nào tiện, ông vẽ cho mỗi người bức chân dung. Người hoạ sĩ già chợt tỉnh, chiếu cái nhìn ấm áp vào hai chị em tôi, gật gật đầu và cười hiền: Vâng, tôi xin được vẽ hai cô vào một lúc nào đó.
Em gái tôi, một cô công nhân dệt mộc mạc khẽ la lên: Ôi bác. Cháu xấu lắm. Chẳng dám để bác vẽ đâu.
Ông Phái lại cười. Lần này cái cười vui hơn, ấm hẳn khuôn mặt khắc khổ: Cô đừng nói vậy. Với tôi, mỗi người đàn bà là một dung nhan…

Tranh chèo của Bùi Xuân Phái phần nhiều vẽ các đào chèo. Cả đào chín và đào lệch đều được ông yêu như nhau, trong khi các cụ nghệ nhân chèo cổ từ ngày xưa đã chia hai loại đào theo hệ quy chiếu nghiệt ngã của đạo đức phong kiến: Đào chín là nhân vật nết na, đức hạnh, tứ đức tam tòng, nữ công gia chánh (Thị Kính), còn đào lệch là ngược lại, chanh chua, đanh đá, lẳng lơ, đĩ thoã (Thị Mầu). Có những nhân vật chao đảo nửa nọ nửa kia: xang vỏ đỏ lòng, nông nổi như cơi đựng trầu, bị mắc lừa kẻ Sở Khanh, mà trả giá đắt như Xuý Vân thì các cụ phân vân, liền lờ đi, cho qua, chả gọi tên đào chín hay lệch. Cũng có lúc ghét thói đanh đá, ghen ngược cướp chồng của một cô vợ bé đáo để, nhưng lại sợ oai vợ cả, trốn trốn, nấp nấp sau lưng chồng, các cụ ban cho một cái tên rõ kêi: đào Nấp...

Mặc lòng, tất cả các cô chèo ấy, một khi đã bước vào tranh của Phái, đều được ông nhìn theo cách riêng, không mảy may vướng bận sự cổ hủ của lễ giáo phong kiến. Thái Bá Vân- nhà bình luận hội hoạ thâm thuý và sắc sảo gọi cái nhìn ấy của ông Phái là “con mắt của trái tim”. Tôi thích nghịch một chút. đảo người lại mệnh đề: “trái tim của con mắt”, có lẽ vì trong đời, tôi từng thấy con mắt vô hồn, lạnh lẽo dửng dưng, chẳng buồn rung động, đau đớn trước tất cả những gì trông thấy, đầy run rẩy và đắng chát của cuộc đời…

Có hia đặc trưng rất Phái trong những tranh vẽ chèo của ông: Thứ nhất quả là mỗi cô đào chèo là một dung nhan đep- một vẻ đẹp rất chèo mà ông chính là người đầu tiên và duy nhất khám phá. Thứ hai, hầu hết các đào, kép chèo đều được ông mô tả trong trạng thái tĩnh và trong phòng trò- hậu trường sân khấu, nơi các diễn viên chèo sửa soạn ra trò, chứ chưa phải là trên sân khấu, nơi họ sẽ diễn trò. (Điều này trái với mình hoạ của ông trong tập Hề chèo của Hà Văn Cầu- Nhà xuất bản Văn hoá- Hà Nội- 1973). Các nhân vật hề đều được vẽ ở tư thế động- đang ra vai trên sân khấu, thậm chí, nhân vật mẹ Đốp còn tốc váy và thắt lưng lên, bốc lời từ miệng xã trưởng, ném vào vạt váy… cho tiện nhớ. Tuy nhiên, ta lưu ý rằng: Ông Phái vẽ hề chèo là do com măng minh hoạ riêng về hề, còn các tranh chèo khác, kể cả được com măng (như bìa Tạp chí sân khấu) ông cũng chỉ vẽ chèo theo con mắt tự do và cử chỉ hội hoạ của riêng ông.

Ông đã khuất núi, tôi chẳng thể phỏng vấn ông tại sao không vẽ đào kép khi tung hoành trên sân khấu, mà lại hướng cây cọ về hậu trường. Tôi chỉ biết, lần trong đời ông mở mắt cho tôi cái vẻ đẹp hồn hậu, quê mùa mà trang trọng, đài các, đầy chất phồn thực, lại huy hoàng thiêng liêng như nghi thức tôn giáo trong lễ hội dân gian ngày xưa- của buồng trò sân khấu chèo- nơi mọi thứ đều đang e ấp, rộn rực cái không khí “nhập đồng” để sắp “vào đồng”, “lên đồng”. Nơi mà tất cả tâm linh người diễn viên đang chập chờn nhị nguyên giữa mộng và thực, giữa trần thế và thăng hoa… Rốt cuộc, đó là nơi đào, kép chèo dọn mình lần chót, để đưa mình đắm đuối vào cuộc giao hoan với sân khấu. Vì suy cho cùng, chèo chẳng phải là cuộc chơi nghệ thuật lớn nhất của ông dân quê đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, hiển hiện minh triết nền văn minh rực rỡ- văn minh lúa nước- mà chính ông đã tạo ra đó sao?

… Những cặp vai trần nõn nường, những chiếc yếm đào xẻ ba tia mặt trời, ôm vòng kín cổ, nhưng không hiểu sao lại cứ khêu gợi về cái mà nó đang ôm bên trong, những chiếc cổ ba ngấn, những chiếc lưng ong thấp thoáng khi thay áo, những bàn chân trần xinh xẻo và những ngón tay búp măng đang chăm chú tô đậm mắt phượng mày ngài. Rồi những cặp má đào, mắt đen hột nhãn long lanh, khuôn trăng đầy đặn ửng hồng của các cô đào chín, kề cận mặt trái xoan, mắt lá răm đung đưa, lúng liếng, thân người lẳn mình trắm gợi tình của các nàng đào lệch: Thị Màu, Đào Huế... Tất cả các dung nhan này được tôn lên trong trang phục rực rỡ màu nguyên thuỷ của chèo: yếm đỏ màu xác pháo, áo cánh vàng chói hoa cúc, tà áo tứ thân hồng điều hoặc xanh lục, thắt lưng xanh thiên lý hoặc đỏ điều, hài cong, nón quai theo và “váy Đình Bảng buông chùng cửa võng”, (thơ Hoàng Cầm, lời mở đầu Lá Diêu bông) nhiều ly phủ kín chân đen nhưng nhức, kín như bưng mà nồng nàn quyến rũ... Ông Phái lại vẽ tiếp những nhân vật kép ngồi trầm ngâm mơ màng trên ghế, mặc sức ngắm các cô đào- bạn diễn đang trang điểm. Các cô vừa nghiêm trang vừa tình tứ, trong áo xống chưa cài buộc ngay ngắn, vẫn còn lơi lả trễ tràng.

Quả là một thế giới dạt dào sống động HÌNH và BÓNG, ngồn ngộn sự sống phồn thực và chói lọi sắc màu, phảng phất một nét tươi tinh nghịch trên nền trầm tư triết học riêng của ông già Phái. Qua ông, sân khấu chèo đẹp từ trong hậu trường đẹp ra và ngay ở trong phòng trò, nó đã hớp hồn hoạ sĩ, khiến ông đắm chìm trong đó, cho đến khi ông rời cây cọ để đi về cõi khác, chắc nó vẫn không ngừng ám nhiễm ông… Ông hầu như chưa kịp động đến những giông bão của màu chèo được biến hoá kỳ ảo trong những vũ điệu vô cùng uyển chuyển đa tình, những quấn quít làn điệu chèo ngọt ngào và những trống, những sênh, những phách, những lời đối thoại của dan đàn và dàn dế…

Ông có một cái lý do khó ai cưỡng chống được trong sự phát kiến cái đẹp âm thầm, nền nã, quyến luyến của chèo phát sáng trong hậu trường sân khấu.

Thảo nào mà Thị Màu Việt Nam vừa mới tung tẩy nâng khay đồ cúng lên chùa ngày rằm trên sân khấu phương Tây, ngay lập tức nàng đã làm công chúng mày râu nghiêng ngửa…
Về Đầu Trang Go down
http://forum.hscva.net
tranphuongthao63
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
tranphuongthao63


Nữ
Tổng số bài gửi : 137
Age : 32
Đến từ : THPT Chu Văn An
Nghề nghiệp hiện tại : Học sinh
Registration date : 20/11/2008

CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN   CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN Icon_minitime13/1/2009, 10:16 pm

SỐNG CHẾT VÌ NGHỀ



Tuổi đời nghệ sĩ này xấp xỉ năm mươi. Dấu vết thời gian đã in đậm trên nét mặt, mái tóc và cả dáng người của chị. Nhưng nếu đã một lần xem Hoàng Thị Lan biểu diễn thì khó quên được tiếng hát chèo lanh lảnh, trong sáng nhiều sức biểu cảm và diễn xuất tươi trẻ đầy sáng tạo của chị. Đặc biệt, tuổi nghề của Hoàng Thị Lan trùng khít với tuổi của Đoàn chèo Hải Phòng, cái nôi nghệ thuật đã phát hiện, vun xới và khẳng định tài năng của chị trên sân khấu Chèo. Với Hoàng Thị Lan, một phần tư thế kỷ đã qua, sân khấu chèo bao giừo cũng là một niềm hạnh phúc, niềm say mê không dứt.

…Gặp chị ngoài phố, không thể thấy cái gì khác biệt “nói lên” đó là một diễn viên Chèo, hay có lẽ, diễn viên chèo thường hay có cái bề ngoài mộc mạc, bình dị lẫn vào đám đông như thế, cũng như chèo là một nghệ thuật đậm tính bình dân của đồng quê làng mạc. Nhưng, cũng như sức sống và sức hấp dẫn bền lâu, sâu xa của chèo, ẩn náu bên trong người diễn viên Chèo mộc mạc ấy là cả một tấm lòng say mê tha thiết “sống chết vì nghề”. Sau hai mười nhăm năm trong nghề, lòng say mê ấy vẫn còn nguyên ở chị.
Suốt đời diễn viên chèo, hầu như Hoàng Thị Lan chỉ có mỗi một hành trang đó là quý báu, bởi vì ở chị, mọi thứ đều thiệt thòi: dáng người hơi nặng nề, khuôn mặt quá bình thường, và giọng hát, khi đi tuyển vào Đoàn Chèo Hải Phòng lập tức bị loại ngay vòng đầu… và sau này, chồng chị đã bỏ chị với hai đứa con vì kông giằng được chị ra khỏi sân khấu chèo…

…Thi tuyển không được, Hoàng Thị Lan năn nỉ xin làm cấp dưỡng cho đoàn chèo Hải Phòng. Một năm trời qua đi, vừa làm bếp vừa kiên nhẫn và giấu diếm tập theo anh chị em diễn viên hát múa, bỗng nhiên, đoàn không thể không chú ý tới cô gái có giọng hát chèo say mê sôi nổi và có “máu nghề nghiệp” đến thế! Đoàn chính thức lấy Hoàng Thị Lan vào Đoàn. Từ đó, Hoàng Thị Lan không có một niềm say mê nào khác ngoài sân khấu chèo và cũng từ đó cô chính thức bước vào cuộc đời diễn viên chèo, một cuộc đời nhiều vinh quang và cũng không ít cay đắng nhọc nhằn…

Không giống các diễn viên trẻ của nghệ thuật chèo những năm gần đây được đào tạo một cách có hệ thống, và quãng đời nghệ thuật đầu tiên của họ rút lại có thể xếp theo trình tự: có năng khiếu, trúng tuyển vào học khoa chèo trường sân khấu Việt Nam, tốt nghiệp, được đưa về các đoàn công tác, khi đó việc đào tạo diễn viên diễn viên của các ngành nghệ thuật còn hết sức bỡ ngỡ. Hoàng Thị Lan phải mày mò tự học, vừa diễn vừa tranh thủ lên Hà Nội học theo kiểu “rút ruột tằm” do các nghệ nhân chèo nổi tiếng: Cả Tam, Trùm Thịnh, Minh Lý… trực tiếp truyền nghề. Chị học rất say sưa, tưởng như các bài bản chèo cổ đã ngấm vào xương máu và chị xem không bỏ sót một đêm diễn nào của các nghệ nhân và đồng nghiệp.

Suốt 25 năm trên sân khấu Đoàn Chèo Hải Phòng, Hoàng Thị Lan được đánh giá là một diễn viên chèo có nhiều sáng tạo trong vai diễn, có trách nhiệm cao với nghề nghiệp và giữ được bền lâu cái thanh xuân của người nghệ sĩ biểu diễn.
Thay vì cắt nghĩa tại sao chị được đánh giá cao như vậy, Hoàng Thị Lan nhỏ nhẹ, khiêm nhường kể về quá trình lao động nghệ thuật của chị với các vai chèo của 25 năm ấy.
Hiểu rõ nghệ thuật chèo là nghệ thuật đồng bộ, khi bắt đầu được giao vai, lập tức Hoàng Thị Lan nghiên cứu cùng lúc việc thể hiện vai qua kỹ thuật hát, múa và diễn. Và ngay lúc đó, kinh nghiệm trong đời sống trở về, những mẫu người có tính cách đặc biệt mà chị đã từng quan sát nhập tâm được, hiện về giúp chị xây dựng tính cách các nhân vật Chèo. Chị bắt đầu thiết kế thử các động tác, đường nét diễn và múa, gạch chân dưới các làn điệu hát Chèo xem chỗ nào nên hát nhẹ, hát cứng hoặc hát mềm, đặng thể hiện rõ nội tâm nhân vật.

Từ lúc tập đến lúc diễn duyệt và diễn chính thức là quãng thời gian làm việc đầy say mê của chị mà có thể chọn lọc, so sánh, lấy thêm hoặc gạt bỏ mọi động tác múa, diễn và lời hát để tìm ra được nét riêng và độc đáo trong nhân vật chèo. Chị kông thích khuôn sáo, lối mòn và không thích các nhân vật Chèo của chị hao hao giống nhau như cách thể hiện của người khác. Đôi lúc Hoàng Thị Lan đã mạnh dạn yêu cầu thay đổi ít nhiều cách diễn với tác giả kịch bản và đạo diễn, khi chị phát hiện ra những cái không hợp lý của nhân vật trên sàn diễn.

Chị có nhiều kỷ niệm về nghệ thuật Chèo trong vài bà phu nhân họ Trần, mẹ của Trần Quốc Toản trong vở chèo “Tấm vóc Đại Hồng”. Trước vai chèo này, Hoàng Thị Lan đã thành công với nhiều vai nông dân nghèo khổ trong các vở Chèo cổ và hiện đại. Không hiểu sao, đạo diễn Dương Ngọc Đức lại chọn Hoàng Thị Lan đóng vai bà phu nhân Trần và cả quyết rằng việc lựa chọn đã quyết định 50% thành công cho vai chèo này. Nửa tin nửa ngờ, song quyết không phụ lòng tin của đạo diễn Dương Ngọc Đức, Hoàng Thị Lan quyết tâm dựng thành công vai chèo được giao. Chị kể lại rằng chị đã mất rất nhiều công phu tìm tòi suy nghĩ cho nhân vật Chèo ấy, chị phải đi xem phim ảnh, xem kịch và vào cả chùa chiền quan sát các bà quý tộc, xem cung cách nói năng ăn mặc đi đứng của họ để tìm đường nét động tác cốt yếu, tìm một lối biểu hiện tốt nhất nội dung nhân vật của mình. Hằng ngày, bất cứ lúc nào chị cũng nghĩ ngợi tìm tòi, nếu chợt nghĩ ra một động tác hoặc một lối hát mới là lập tức đưa ngay vào nhân vật để thử. Vai chèo này có bốn điệu hát rất khó, chị đều nghiên cứu, hát thật chải chuốt công phu, nhất là một bài ngâm lột tả tâm trạng bà phu nhân nhớ con khi Trần Quốc Toản về Đông A. Xử lý bài ngâm này, Hoàng Thị Lan không rập khuôn theo lối ngâm oán hoặc ngâm sổng, ngâm Kiều như lề luật Chèo cổ, chị ngâm theo một lối riêng khác đi nhưng lại lột tả sâu sắc nỗi nhớ mong con của một vị phu nhân quý tộc đời Trần. Là một vai Chèo nhưng riêng vai bà phu nhân này, tác giả viết rất ít lời hát Chèo. Trong vở chèo có tình huống quân thù tràn sang, mượn cớ qua đất ta đánh Chiêm Thành, tác giả kịch bản chèo chỉ viết lời nói thường cho bà phu nhân thể hiện lòng căm giận mà không viết lời hát. Sau khi nghiền ngẫm quá trình nhân vật phát triển, Hoàng Thị Lan yêu cầu tác giả viết thêm lời hát cho bà phu nhân trong cảnh Chèo này. Và lời hát theo “đường trường bắn thước” trong cảnh đó đã ngưng lại khá sâu sắc trên sân khấu nỗi căm thù của bà phu nhân họ Trần, khiến cho vai Chèo thêm đặc sắc và có nét riêng biệt.

Về hoá trang nhân vật, hoạ sĩ đề nghị Hoàng Thị Lan búi tóc cao, nhưng vốn sống riêng về đời sống nghề nghiệp và trực giác nhạy bén của người diễn viên mách bảo Hoàng Thị Lan một lối hoá trang khác. Chị vấn khăn tạo vẻ trang trọng nghiêm nghị cho nhân vật, tự khâu lấy quần áo cho nhân vật và sau nhiều lần tự vẽ mặt riêng cho bà phu nhân họ Trần, chị vẽ lên sân khấu chèo chính xác một bà phu nhân quý tộc đời Trần.

Vai chèo đó của Hoàng Thị Lan được thưởng huy chương bạc trong hội diễn và được nhiều người yêu sân khấu chèo mến mộ, khen chị có cốt cách biểu diễn chèo thuần thục, điêu luyện như một nghệ nhân.

Vai mụ mối trong vở “Cây tre trăm đốt” là một sáng tạo của Hoàng Thị Lan trên sân khấu chèo và là một thành công khá độc đáo của chị riêng về loại vai đào lệch. Với loại vai này, lại một lần nữa, chị đã phải đổ rẩt nhiều công sức tâm huyết. Có một điều kỳ lạ là trước bất kỳ vai chèo mới nào, chị cũng xúc động và tìm mọi cách biểu hiện như lần đầu tiên được phân vai. Song vai Mụ Mối, vì vai đó gần giống như một vai mẫu truyền thống, mọi quy trình biểu diễn của nó đã được cố định y như lề luật khắc nghiệt của thơ Đường, khoảng trống dành cho sự sáng tạo của diễn viên rất hạn hẹp. Trên sân khấu Chèo, người xem nhớ nhiều đến vai Mụ Mối với tất cả vẻ quen thuộc của nó: từ cách xuất hiện trên sân khấu, lối hoá trang, phục trang, các động tác vũ đạo, lối hát, giọng hát cho đến cách diễn… hơn là nhớ đến thần sắc riêng của từng người diễn viên trong vai mụ mối… Song Hoàng Thị Lan vẫn có cảm giác sẽ tìm được vai mụ mối của riêng mình trên những nguyên tắc cố định của vai này. Sau nhiều suy nghĩ, đắn đo lựa chọn và cân nhắc, chị đã thay đổi một vài nét về hoá trang, vũ đạo và động tác diễn xuất của vai mụ mối, nhất là cách xuất hiện thật đắt.

Khác với cách đi ưỡn ẹo ngoa ngoắt thường có của vai mẫu,mụ mối của Hoàng Thị Lan ra sân khấu bằng cách núp gọn trong một tấm vải mắc vào đầu chiếc gậy của Hề Mít do Hề Mít vừa đi thụt lùi vừa dong ra sân khấu. Ra giữa sân khấu, bất thần Hề Mít hất tung tấm vải ở đầu gậy và hốt hoảng bỏ chạy. Tấm vải rơi xuống, hiện ra một mụ mối người ngắn ngủn, bụng phệ, hai tay giang thẳng, bàn tay hất về phía sau, mắt lúng liếng, miệng phác một nụ cười kỳ quái, cổ chun ngắn lại. Người xem thoáng sững sờ trước cách xuất hiện đột ngột kỳ quặc ấy rồi bỗng cười ầm thú vị. Song Hoàng Thị Lan lập tức quay người 180 độ, chuyển sang động tác khác ngắt ngang trận cười, kéo người xem vào theo dõi tiếp sự phát triển của tính cách nhân vật.

Khi xây dựng nhân vật mụ mối này, Hoàng Thị Lan lấy nhiều nét ở nhân vật Ông Địa, bụng to, đi đong đưa, phe phẩy quạt, đeo mặt nạ vẽ một cái miệng ngờ nghệch tận mang tai, môi tô đỏ chót, thường xuất hiện không thể thiếu trong đám rước sư tử của trẻ con ngày rằm Trung thu. Vai mụ mối của chị không đưa quạt theo đường vòng, đưa thẳng ra rồi rút phắt lại, dáng đi không uốn éo xộc xệch mà đi thẳng đưỡn, ngay đơ, các động tác khoa trươngo phóng khoáng… Tóm lại, chị vẫn giữ nguyên tính chất cách điệu của những vai mẫu trong những tìm tòi mới lạ ấy. Vai mụ mối của chị không nệ cổ, không giống bất kỳ vai mụ mối của ai khác nhưng lại rất Chèo, đem đến cho người xem một trận cười sảng khoái…

Đặc biệt, Hoàng Thị Lan là một diễn viên chú ý giữ gìn bản sắc dân tộc của nghệ thuật Chèo. Ở góc độ một người diễn, chị phát hiện ra nhân vật Chèo chỉ có thể thật Chèo khi người diễn viên biết cách phối hợp một cách nhuần nhuyễn quyện hoà các yếu tố hát múa, và diễn trên sân khấu một cách đồng bộ. Cần phải phối hợp các yếu tố đó thật ngọt thì mới thành Chèo. Kinh nghiệm 25 năm trên sân khấu Chèo của một diễn viên tự học, tự rút kinh nghiệm và đã ít nhiều thành công trong các loại vai Chèo cổ và Chèo hiện đại cho thấy: hát và múa trong Chèo hoàn toàn không phải là những yếu tố trang trí thêm thắt bên ngoài nhân vật mà chính là tính cách của nhân vật Chèo phải được thể hiện bằng những yếu tố riêng biệt của nghệ thuật Chèo là: múa Chèo và hát Chèo. Thật sai lầm nếu người diễn viên Chèo chỉ chú ý nắn nót ve vuốt các làn điệu hát hoặc chỉ chú ý tỉa tót điệu múa mà quên mất một điều là tất cả những cái đó chỉ xuất phát từ yêu cầu của tính cách nhân vậth mà thôi. Thêm nữa, khi chuyển từ diễn các động tác bình thường sang múa Chèo và từ nói bình thường sang hát Chèo phải lưu ý sao cho thật ngọt ngào, bởi vì nếu quá đột ngột thì nhân vật Chèo trở thành cứng nhắc, đường nét nhân vật bị hẫng hoặc vụn gãy, đứt nối, không còn là một đường tròn khép kín uyển chuyển nhuần nhị vốn có của nhân vật Chèo. Không phải ngẫu nhiên, với những vai Chèo như kiểu phu nhân họ Trần, từ cách múa chị đã phải thu hẹp lại không mở rộng phá phách như vai mụ mối, từ cách hát, cũng hết sức nhỏ nhẹ, trang trọng khác hẳn với cách hát sỗ sàng đáo để của chị trong vai mụ mối.

Hỏi chị bí quyết giữ gìn thanh xuân trong tiếng hát và diễn xuất Chèo, Hoàng Thị Lan chỉ trả lời giản dị: phải luyện tập hàng ngày, giữ gìn sức khoẻ và tuyệt đối tránh những sinh hoạt có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ. Chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Chèo Hải Phòng Phan Tất Quang cho biết chưa bao giờ vai chèo của Hoàng Thị Lan phải thay diễn viên số hai và năm 1979 này, cũng như các năm về trước, số buổi diễn cảu chị hoàn tất 100%.
Gần 50 tuổi, nhưng Hoàng Thị Lan vẫn đảm nhiệm xuất sắc các vai chính của đoàn và thật lạ kỳ cho đến bây giờ vẫn không ai có thể dứt chị ra khỏi “nghiệp” diễn viên Chèo.
Về Đầu Trang Go down
http://forum.hscva.net
ngoc_huyen
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
avatar


Nữ
Tổng số bài gửi : 52
Age : 31
Đến từ : Hà Nội
Nghề nghiệp hiện tại : học sinh
Registration date : 08/12/2008

CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN   CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN Icon_minitime13/1/2009, 10:25 pm

Post ảnh minh họa cho bài viết đi em!
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/sk8erboy_illrocku
Gazelle
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Gazelle


Nữ
Tổng số bài gửi : 42
Age : 31
Đến từ : THPT Chu Văn An
Nghề nghiệp hiện tại : Học sinh
Registration date : 04/12/2008

CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN   CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN Icon_minitime15/1/2009, 3:57 pm

Cảm giác thật là hụt hẫng khi lướt qua mấy bài của Thảo đặc kín chữ rồi đến bài của Ngọc: Post ảnh minh hoạ đi em CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN 44013
Về Đầu Trang Go down
http://www.forum.hscva.com
tranphuongthao63
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
tranphuongthao63


Nữ
Tổng số bài gửi : 137
Age : 32
Đến từ : THPT Chu Văn An
Nghề nghiệp hiện tại : Học sinh
Registration date : 20/11/2008

CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN   CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN Icon_minitime15/1/2009, 5:18 pm

MỘT SỐ BỨC TRANH CHÈO CỦA BÙI XUÂN PHÁI




CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN Cheo_7



CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN Cheo_6



CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN Cheo_2



CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN Cheo_1


CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN Cheo
Về Đầu Trang Go down
http://forum.hscva.net
Sponsored content





CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN   CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
CHÈO- MỘT LOẠI HÌNH CỦA VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hình thành ý và phân chia thời gian cho bài viết.
» Nên loại bỏ/thêm những chức năng này hay chăng?
» Hành trình loại bỏ chất "loser" trong tôi.
» "Nếu bây h thời gian có quay trở lại" by Trần Phương Linh (10D4, Chu Văn An)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
AOC (Art Of Chickens) - nghệ thuật của những con gà! :: Tư liệu văn học :: Loại thể văn học-
Chuyển đến