AOC (Art Of Chickens) - nghệ thuật của những con gà!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

AOC (Art Of Chickens) - nghệ thuật của những con gà!

Ta gà về nghệ thuật, thì ta vào AOC, nơi hoàn toàn thuộc về nghệ thuật của những con gà!
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 TRUYỆN NGẮN NGA

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
tranphuongthao63
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
tranphuongthao63


Nữ
Tổng số bài gửi : 137
Age : 32
Đến từ : THPT Chu Văn An
Nghề nghiệp hiện tại : Học sinh
Registration date : 20/11/2008

TRUYỆN NGẮN NGA Empty
Bài gửiTiêu đề: TRUYỆN NGẮN NGA   TRUYỆN NGẮN NGA Icon_minitime12/1/2009, 9:29 pm

Hôm nay ngồi ngơ ngẩn mất hơn 2 tiếng đọc " 20 truyện ngắn đặc sắc Nga" thích nhất truyện này, post lên cho mọi người cùng đọc. Mấy hôm nay mình mới phát hiện ra rằng truyện của Nga có một vẻ đẹp rất riêng, lãng mạn mà đượm buồn, trong sáng và tinh khôi. Đẹp!



NGƯỜI ĐÀN BÀ CẦM CHIẾC DÙ- Iuri Bônđarep





Mưa thu rắc đều như một làn bụi nước, còn nàng đứng che dù bên cạnh ki-ốt bán báo tối sầm, chân đi đôi giày đen, và gương mặt mờ ảo của nàng tôi thấy có vẻ mệt mỏi. Tôi không nhìn kỹ nàng, vì tôi bỗng cảm thấy lạnh buốt trong ngực ( “trời, tại sao tôi lại cảm thấy cái lạnh buốt đó?”). Tôi bèn rời khỏi hàng cột của ga mêtro để đi về phía ki-ốt thuốc lá sáng sủa vui tươi, mua một bao thuốc châm một điếu, rồi tôi lại đi ngang qua chỗ người phụ nữ, cố lén nhìn kỹ gương mặt nàng. Ánh mắt nàng thờ ơ lướt qua tôi, tôi để ý thấy cặp lông mày nàng uốn cong mềm mại, tôi lập tức nghĩ rằng có lẽ nàng tự do ( nàng đã ly dị, đã rời bỏ chồng) và bây giờ đang kiên nhẫn chờ ai đó dưới làn mưa chán ngắt giữa thành phố Matxcơva. Còn tôi, tôi chờ ai? Tôi không chờ ai cả. Chẳng qua tôi bỏ trốn ra những đường phố ban chiều để khỏi phải ngồi ở căn phòng cô đơn trơ trụi lạnh lẽo của tôi, trong đó có rất nhiều những cuốn sách thông minh và những bản thảo, nhưng từ lâu đã nhặt hế mùi ấm cúng, mùi nước hoa và từ lâu đã không còn tiếng sột soạt của áo quần phụ nữ. Tôi bỏ trốn để đến với những ánh đèn mùa thu, đến với tiếng rì rào của những cây dương, tiếng xào xạc của lớp lá trên mặt đường, đến với cảnh tấp nập ở gần ga mêtro, đến với giọng nói của bao người xa lạ. Tôi là một cánh chim tự do, tôi sống hoàn toàn một mình, và tôi hạnh phúc đến ứa nước mắt. Tôi tận hưởng cảnh tự do, ngây ngất với tự do.

Tôi chia tay vợ tôi cách đây bốn năm, nhưng cho tới nay, trong trạng thái mơ màng giữa đêm khuya, tôi vẫn còn đưa tay về phía tôi đã quen cảm thấy cô ấy đang ngái ngủ mà sao ấm áp. Rồi trong những buổi tối dài đằng đẵng cuối thu, đã mấy năm nay tôi sợ đến mức hoang tưởng cảnh tĩnh lặng như ở nghĩa trang, cảnh yên ổn đầy thông thái trong căn hộ vắng vẻ của tôi. Không, trong căn hộ của tôi luôn sáng trưng rất hạnh phúc và tươi vui vì tôi bật đèn ở tất cả các phòng, rất yên bình và ấm áp, thế nhưng từ khắp các ngõ ngách đều toát ra vẻ lạnh lẽo, đơn côi, và tiếng kêu “tách” ở các ngăn giá bị khô hoặc âm thanh cô độc của một giọt nước rơi ở vòi nước trong bếp đều buộc tôi phải giật mình đưa mắt nhìn máy điện thoại. Mà chiếc máy điện thoại cứ im lặng, chẳng khác gì nó bị cảm. Nó im lặng hết tối này sang tối khác, dửng dưng và đần độn. Còn những hồi chuông điện thoại reo lên các buổi sáng, về chuyện công việc, chỉ khiến tôi bực bội. Tôi xiết bao mong muốn, một lần thôi, được nghe thấy một hồi chuông điện thoại, được nghe thấy giọng nói của cô ấy, tôi vẫn hằng chờ đợi bấy lâu ở trong ống nghe, tôi sẵn sàng tha thứ hết, miễn sao cô ấy gọi tôi bằng tên thân mật, cô ấy cười, miễn sao cô ấy nói bằng một ngôn ngữ điệu âu yếm như trước kia, trong những ngày chúng tôi gần gũi nhau: “Ôi, anh yêu ngốc nghếch của em”.- những lời nói xa xưa tôi không quên được ấy, cho tới nay vẫn còn làm tôi chóng mặt. Cho tới nay vẫn không thể hiểu được tại sao chúng tôi lại chia tay nhau. Mà thật ra, rất đơn giản là cô ấy rời bỏ tôi đấy chứ.

Nhưng về sau trong hàng tiếng đồng hồ đằng đẵng tôi tự nguyện chịu ướt dưới mưa, đi đi lại lại trên khoảng rộng xung quanh ga mêtro, như thể cũng kiên trì chờ đợi ai đó (đã lâu lắm rồi, trong cuộc đời khác kia, tôi vẫn chờ cô ấy ở nhà hát về), đôi khi tôi tưởng như ngay lúc đó tôi sẽ trông thấy cô ấy trong đám đông, đang đi ra từ chỗ chan hoà ánh điện, từ những cánh cửa bằng kính được đẩy lại không ngừng, thoạt tiên, tôi sẽ trông thấy chiếc mũ quen thuộc, cái cổ áo măng tô dựng cao lên qua quít, cái xắc đeo choàng qua vai, rồi đến nụ cười chậm chạp, hình như có vẻ tội lỗi và đồng thời lại có một nét gì đó rất trẻ thơ, nụ cười ấy là dành cho tôi: “Ôi, chào anh, chàng hiệp sĩ kiên nhẫn của em!”. Rồi mặc dù không muốn thế và lần nào cũng đau khổ, tôi vẫn cứ kiếm tìm ở những người phụ nữ tôi gặp trên đường phố, một ánh phản chiếu, một đường nét của cuộc sống chung xưa kia, giữa hai chúng tôi, ít ra cũng là một mảnh vụn mờ nhạt của quá khứ, một chút xíu cảm giác xốn xang của những năm hạnh phúc đã qua, và điều đó lại đưa tôi quay trở lại với trạng thái say mê yêu đương cuồng nhiệt vô tội, với nỗi đau khổ lặng lẽ của hồi tưởng. Những lúc ấy, tôi nhếch mép mỉm cười và tự hỏi mình: Có thể cô ấy vốn tinh nghịch, táo bạo, cô ấy bỏ tôi bởi tôi là một anh gàn cổ lỗ làm cô ấy ngán vì lúc nào tôi cũng quá đứng đắn và rất ngây thơ?

Người đàn bà vẫn cầm dù đang chờ đợi ai đó bên cạnh ki-ốt bán báo hoàn toàn không giống vợ tôi, nhất là lúc ban đầu tôi chưa có can đảm để nhìn kỹ nét mặt nàng. Làn mưa cuối thu vẫn rơi hoài, mặt đường dưới ánh đèn bóng nhẫy từng chỗ như những vết mỡ, toàn bộ khoảng trống gần ga metro sáng loáng như một tấm gương đen, gió thổi lạnh buốt, và người đàn bà hơi nghiêng dù sang một bên để chẳn không cho gió thổi vào mặt. Sau đó, co người lại, nàng thận trọng dựng cổ áo pantô lên, lúc ấy, tôi nhìn rõ trên bàn tay nàng có một chiếc găng tay màu đen mà không rõ vì sao tôi bỗng rất muốn được hôn vào đó. Cử chỉ đó của nàng có một vẻ gì yếu đuối và trong khoảnh khắc, tôi tưởng tượng ra cái cảnh nàng đứng chịu rét cóng ở ngoài trời giữa lúc thời tiết ẩm ướt thế này có lẽ đã hơn một tiếng đồng hồ và cùng với nàng, cũng lạnh cóng và chốc chốc lại rùng mình trước ngọn gió ướt át, tôi đã bắt đầu cảm thấy lo lắng bồn chồn. Bởi lẽ dù sao rồi cũng đến lúc đoàn tàu chạy ngầm dưới đất kia đưa anh ta tới ga này. Thang máy sẽ đưa anh ta lên, và dù tới trễ nhưng chẳng băn khoăn gì mấy, anh ta sẽ lại gần nàng đang rét cóng và đầy vẻ quy thuận, anh ta sẽ gạt chiếc dù sang một bên, mỉm cười nhìn vào đôi mắt đang ngước lên của nàng. Tôi thấy rõ cái cảnh sau đó nàng áp nhẹ cặp môi nàng vào môi anh ta (sự đụng chạm này như thoáng nhắc tới mối quan hệ gần gũi), nàng sẽ khoác bàn tay đeo găng vào tay anh ta rồi họ sẽ đi vào khoảng tối giá rét và biến mất sau góc phố, nơi tủ kính lắp đầy đèn neon của một hiệu kim hoàn đang toả thứ ánh sáng trần trụi trên dãy vỉa hè nhẵn bóng nước mưa.

Nhưng nào có ai đến với nàng đâu, người đàn bà vẫn đứng cạnh ki-ốt bán báo mà chờ đợi, gương mặt nàng như nhợt nhạt hơn dưới bóng của chiếc dù. Nàng lơ đãng nhìn những cánh cửa sáng trưng của ga metro cứ liên tục nhả ra bao nhiêu là người vừa mới được đoàn tàu đưa tới đây, nhưng trong số đó không có anh ta. Nàng là ai vậy nhỉ? Và người nàng yêu là ai, và tôi buồn rầu nhìn thấy đôi giầy của nàng đều đặn bước qua các vũng nước, nhìn thấy chiếc dù chao đảo trên vai nàng, khi nàng cô đơn thong thả rời ga mêtro. Và tôi lo sợ nghĩ rằng ngày mai tôi sẽ không trông thấy nàng, sẽ không gặp lại nàng, người đàn bà không quen biết có gương mặt mệt mỏi dễ thương ấy. Suốt một tháng trời, tối nào tôi cũng trông thấy nàng ở bên cạnh ga metro, nàng có vẻ điềm tĩnh và bề ngoài rất bình thản, cứ chờ đợi mãi một ai đó trong khoảng trời tối của ki-ốt bán báo, rồi bỗng một hôm, với cảm giác nhói đau trong lòng, tôi chợt hiểu rằng cả hai chúng tôi đều chờ đợi cái người sẽ chẳng bao giờ đến với chúng tôi. Lẽ nào số phận buộc nàng phải yêu một ai đó cũng tuyệt vọng như số phận đã buộc tôi. Và có chiếc phao nào cứu được những con người cô đơn trong đám đông kia?
Về Đầu Trang Go down
http://forum.hscva.net
ngoc_huyen
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
avatar


Nữ
Tổng số bài gửi : 52
Age : 31
Đến từ : Hà Nội
Nghề nghiệp hiện tại : học sinh
Registration date : 08/12/2008

TRUYỆN NGẮN NGA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN NGẮN NGA   TRUYỆN NGẮN NGA Icon_minitime12/1/2009, 11:06 pm

Ôi...truyện ngắn Nga...nói chung là văn học Nga là tình yêu của mình...
Các nhà văn Nga thường có lối viết rất tinh tế, lắng đọng, đọc phải nín thở đấy, vì nó nhẹ nhàng quá, chỉ sợ cảm xúc của mình bị đứt mạch...
Mình buổi sáng sớm ngồi cạnh cửa sổ uống cà phê sữa nóng, đọc truyện ngắn Nga và nghe gió lùa+ tiếng ắc-cooc-đê-ông và tiếng hát của mấy ông bà văn công gần đấy...Lãng mạn thế TRUYỆN NGẮN NGA 794925 TRUYỆN NGẮN NGA 794925 TRUYỆN NGẮN NGA 794925
Mọi người comment đi rồi mình sẽ post thêm truyện Nga TRUYỆN NGẮN NGA 640731
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/sk8erboy_illrocku
tranphuongthao63
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
tranphuongthao63


Nữ
Tổng số bài gửi : 137
Age : 32
Đến từ : THPT Chu Văn An
Nghề nghiệp hiện tại : Học sinh
Registration date : 20/11/2008

TRUYỆN NGẮN NGA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN NGẮN NGA   TRUYỆN NGẮN NGA Icon_minitime13/1/2009, 12:00 pm

Thảo thích đọc sách vào buổi chiều đầy nắng, bên cạnh là cốc cafe sữa đá nhưng thất ít sữa vì chỉ lấy màu thôi- cái màu nâu đặc biệt ấy rất đẹp dưới nắng, và nghe piano nữa, không gì tuyệt bằng các bài của Schuber và Bach. Rộn ràng, mà vẫn da diết, cực thích hợp nghe khi buồn TRUYỆN NGẮN NGA 794925
Chắc từ giờ sẽ thêm truyện ngắn Nga vào danh sách các thể loại yêu thích TRUYỆN NGẮN NGA 794925
Về Đầu Trang Go down
http://forum.hscva.net
ngoc_huyen
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
avatar


Nữ
Tổng số bài gửi : 52
Age : 31
Đến từ : Hà Nội
Nghề nghiệp hiện tại : học sinh
Registration date : 08/12/2008

TRUYỆN NGẮN NGA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN NGẮN NGA   TRUYỆN NGẮN NGA Icon_minitime13/1/2009, 11:41 pm

Một chuyện đùa
Tác giả: Anton Chekhov

Một buổi trưa mùa đông trong sáng... Trời giá lạnh, rét cóng. Nađia khoác tay tôi. Những hạt bụi tuyết nhỏ trắng xóa bám lên mấy món tóc xoăn vòng rủ hai bên thái dương nàng, lên hàng lông tơ mịn phía trên môi. Nàng và tôi đứng trên một ngọn đồi cao. Từ chỗ chúng tôi đứng, sườn đồi đổ dài thoai thoải xuống lấp loáng dưới ánh nắng, như một tấm gương. Bên cạnh chúng tôi là một chiếc xe trượt tuyết nhỏ bọc một lớp dạ màu đỏ tươi.

- Chúng ta cùng trượt xuống dưới đi, Nađia! - tôi van nài nàng - Một lần thôi! Tôi cam đoan với cô là chúng ta sẽ chẳng hề gì đâu.

Nhưng Nađia sợ. Cả khoảng gian từ đôi giày cao su nhỏ nhắn của nàng đến chân quả đồi phủ băng này đối với nàng thật ghê sợ, tưởng như là một vực sâu vô tận. Đứng đây, nàng chỉ mới đưa mắt nhìn xuống dưới, hay tôi chỉ mới gợi ý bảo nàng ngồi vào xe trượt tuyết là nàng đã sợ hết hồn, không thở được nữa, huống hồ nếu nàng liều mạng lao xuống cái vực sâu kia thì không biết rồi ra sao! Nàng sẽ chết mất, sẽ phát điên mất.

- Ta trượt đi cô! - Tôi cố nài - Việc gì mà sợ! Cô phải biết sợ thế là nhát gan, xoàng lắm cô ạ!
Cuối cùng, Nađia cũng ưng thuận, nhưng qua nét mặt nàng, tôi biết rằng nàng liều mạng mà nghe lời tôi. Tôi đỡ nàng vào xe trượt; nàng run rẩy, gương mặt nàng tái nhợt. Tôi vòng tay qua giữ lấy Nađia và cùng nhau lao xuống.

Chiếc xe lao đi vun vút như một viên đạn. Làn không khí bị xé ra quật vào mặt, gào rít bên tai dữ tợn đâm vào da buốt nhói, gió như muốn giật phăng đầu ra khỏi vai. Gió ép mạnh, đến nghẹt thở. Tưởng chừng như có một con quỷ nào đang giơ tay nắm lấy chúng tôi và vừa rú lên vừa kéo xuống địa ngục. Mọi vật chung quanh nhập lại thành một vệt dài vun vút lao về phía sau... Chỉ một giây lát nữa thôi có lẽ chúng tôi sẽ chêt!

- Nađia, anh yêu em! - tôi thì thào nói.

Chiếc xe trượt dần dần chạy chậm lại, tiếng gió gào và tiếng càng trượt xe rít lúc này đã không còn đáng ghê sợ, ngực đã thấy dễ thở, và thế là chúng tôi đã xuống đến chân đồi. Nađia sợ tưởng chết đi được, gương mặt tái nhợt, nàng thở không ra hơi... Tôi đỡ nàng đứng dậy.

- Các vàng tôi cũng không trượt lần nữa đâu! - nàng nói và đưa cặp mắt mở to đầy sợ hãi, nhìn tôi - Các vàng tôi cũng chịu! Chỉ thiếu chút nữa là tôi chết!

Một lát sau, nàng dần dần hết sợ và đã bắt đầu nhìn vào mắt tôi với vẻ dò xét: có phải tôi đã nói bốn tiếng ấy, hay chỉ là trong tiếng gió gào rít nàng nghe thấy như vậy? Còn tôi, tôi đứng bên cạnh nàng, lấy thuốc lá ra hút và chăm chú nhìn chiếc găng tay của mình.

Nàng khoác tay tôi và chúng tôi cùng nhau dạo chơi hồi lâu bên đồi tuyết. Hình như điều bí ẩn làm nàng thấy trong lòng băn khoăn. Có phải anh nói ra những lời đó không? Có những lời đó hay không? Có hay không? Đó là một câu hỏi của lòng tự trọng, của danh dự, của cuộc đời và niềm hạnh phúc - một câu hỏi rất hệ trọng, hệ trọng nhất trên đời này. Nađia chăm chăm nhìn tôi bằng cặp mắt buồn rầu nôn nóng bồn chồn. Nàng chậm rãi do dự trả lời những câu hỏi của tôi như chờ mong tôi sẽ tự nói ra cái điều bí ẩn ấy. Ôi, khuôn mặt nàng lúc ấy đáng yêu biết bao, ý nhị biết bao! Tôi thấy rõ nàng đang tự day dứt với mình, nàng cần nói một điều gì, cần hỏi một điều gì, nhưng nàng không tìm được lời, nàng cảm thấy rụt rè kinh sợ, một niềm vui nào đang ngăn trở nàng nói...

- Này anh... - Nàng nói, mắt không nhìn tôi.

- Cái gì vậy? - tôi hỏi.

- Chúng ta cùng nhau... lao dốc lần nữa đi.

Chúng tôi lần theo những bậc thang trèo lên đồi. Tôi lại đỡ Nađia lên xe, mặt nàng tái nhợt, và toàn thân run run. Chúng tôi lại lao xe về phía vực thẳm khủng khiếp và, gió lại gào, tiếng xe lại rít lên. Và cũng đúng vào lúc chiếc xe lao nhanh nhất, tiếng gió gào rít ghê gớm nhất, tôi lại nói:

- Nađia, anh yêu em!

Khi chiếc xe dừng lại, Nađia vội đưa mắt nhìn quanh quả đồi mà chúng tôi vừa trượt xuống, rồi nhìn đăm đăm vào mặt tôi, lắng nghe giọng nói thờ ơ lãnh đạm của tôi và toàn thân nàng, cả từ cái mũ, cái bao tay và dáng người nàng nữa, đều toát lên một cái gì hồ nghi khó hiểu. Trên gương mặt nàng như hiện lên các câu hỏi:

"Điều gì đã xảy ra? Ai nói những lời ấy? Anh ấy hay là chỉ do ta nghe được?"

Điều bí ẩn ấy làm nàng không yên lòng chút nào, nàng không chịu được nữa. Cô bé đáng thương ấy không trả lời nổi những câu hỏi, nét mặt rầu rĩ như muốn khóc.

- Chúng ta về nhà thôi nhé? - tôi hỏi.

- Không, không... tôi thích... trượt xe thế này, - nàng nói, mặt ửng đỏ lên - Hay là chúng ta cùng nhau trượt lần nữa đi?

Nađia nói rằng nàng "thích" cái trò trượt này, thế mà khi ngồi lên xe, nàng vẫn run, gương mặt nàng vẫn tái nhợt, hơi thở vẫn ngắt quãng vì sợ hãi như những lần trước.

Lần thứ ba chúng tôi trượt xuống. Tôi thấy nàng đăm đăm nhìn lên mặt tôi. theo dõi đôi môi tôi. Nhưng tôi lấy chiếc khăn tay che miệng đi rồi khẽ đằng hắng lên mấy tiếng, và khi xe lao xuống lưng chừng đồi, tôi còn kịp nói:

- Nađia, anh yêu em!

Điều bí ẩn vẫn là điều bí ẩn! Nađia im lặng, nàng đang nghĩ ngợi điều gì... Tôi tiễn nàng từ sân trượt về nhà. Nàng cố đi chậm lại, chờ xem tôi có nói với nàng những lời ấy không. Tôi cảm thấy tâm hồn nàng đang đau khổ, nàng đang cố dằn lòng để khỏi phải thốt lên:

- Không, gió không thể nói được những lời ấy! Mà tôi cũng không muốn tin rằng gió đã nói những lời ấy!

Sáng hôm sau, tôi nhận được một mảnh giấy của nàng: "Nếu hôm nay anh có đi trượt tuyết, đến rủ tôi cùng đi nhé! Nađia". Từ hôm đó, ngày nào tôi và Nađia cũng lên đồi và mỗi lần lao xe từ trên đồi xuống, tôi lại thì thào nhắc lại những lời đó:

- Nađia, anh yêu em!

Chẳng bao lâu sau, Nađia quen nghe những lời ấy như quen uống rượu, hay dùng moócphin. Nàng không thể sống thiếu những lời đó nữa. Thực ra, lao xe từ trên đồi xuống vẫn đáng sợ như xưa, nhưng giờ đây chính cái nguy hiểm, cái kinh sợ đó lại đem đến một cái gì đặc biệt đắm say cho những lời yêu đương ấy, những lời vẫn là điều bí ẩn và dằn vặt lòng người như trước... Kẻ bị nghi ngờ vẫn là gió và tôi... Ai, gió hay là tôi, đã thổ lộ với nàng những lời yêu đương ấy, nàng không biết được; nhưng hình như nàng không để ý đến điều đó nữa bởi vì tục ngữ nói uống rượu từ bình nào, có gì đáng bận tâm dâu, chỉ cốt sao say được thôi.

Có lần vào một buổi trưa, tôi đến sân trượt một mình; đi lẫn trong đám đông. tôi bỗng nhìn thấy Nađia đang đi về phía đồi và đưa mắt tìm tôi... Rồi nàng chậm chạp bước theo bậc thang trèo lên đỉnh đồi... Trượt xe một mình thật đáng ghê sợ biết bao, ôi, thật đáng ghê sợ! Mặt nàng tái nhợt, trắng như tuyết, toàn thân run rẩy, nàng bước đi hệt như đến nơi chịu án tử hình, nhưng nàng vẫn xăm xăm đi, đầu không ngoái lại. Chắc là cuối cùng nàng quyết định thử xem: nàng có còn nghe thấy những lời ngọt ngào say đắm ấy nữa không, khi không có tôi bên cạnh? Tôi nhìn thấy nàng tái nhợt, miệng há ra vì sợ hãi; ngồi lên xe, nhắm mắt lại và, sau khi vĩnh biệt trái đất, bắt đầu lao xuống chân đồi... Tiếng càng trượt xe rít lên... Nađia có nghe thấy những lời đó nữa không, tôi không biết... Tôi chỉ thấy nàng bước ra khỏi xe một cách mệt nhọc, gần như kiệt sức. Qua nét mặt nàng có thể thấy rằng chính nàng cũng không biết nàng có nghe được những lời đó hay không. Nỗi sợ hãi khi xe lao xuống đồi đã làm nàng không còn khả năng nghe được, phân biệt được các âm thanh, không còn khả năng hiểu nữa...

Thế rồi những ngày xuân tháng Ba đã tới... Mặt trời như trở nên dịu dàng hơn. Quả đồi tuyết của chúng tôi bắt đầu sẫm lại, dần mất đi cái vẻ óng ánh của nó, và cuối cùng thì tan đi. Chúng tôi thôi không trượt xe nữa. Nađia đáng thương cũng không còn nơi nào để nghe những lời ấy nữa, bởi vì gió thì không còn thổi nữa, mà tôi thì sửa soạn đi Pêtérburg - đi rất lâu, có lẽ là suốt đời.

Có lần khoảng hai ngày trước khi đi Pêtérburg vào một buổi chiều tà, tôi ngồi trong khu vườn nhỏ. Một hàng rào cao có đinh nhọn ngăn cách khu vườn ấy với sân nhà Nađia... Trời hãy còn lạnh, tuyết hãy còn đọng lại dưới đám phân cây cối vẫn trơ trụi, nhưng hương vị mùa xuân đã đến, từng đàn quạ bay về tổ, trú đêm kêu lên quàng quạc. Tôi đến bên hàng rào và ghé nhìn qua khe hở. Tôi thấy Nađia bước ra thềm và đưa mắt nhìn lên trời buồn bã... Làn gió xuân nhẹ thổi qua khuôn mặt nhợt nhạt rầu rĩ của nàng... Làn gió xuân gợi lại cho nàng cái tiếng gió rít trên đồi tuyết, khi nàng nghe thấy bốn tiếng ấy, và gương mặt nàng trở nên buồn bã lạ thường, nước mắt lặng lẽ chảy trên má... Nàng đáng thương đưa hai tay mình về phía trước như muốn cầu xin làn gió đem đến cho nàng những lời yêu đương đó một lần nữa. Và tôi, chờ khi có làn gió đến, thì thào nói:

- Nađia, anh yêu em!
Trời, điều gì đã xảy ra với nàng lúc ấy! Nađia khẽ kêu kên và khuôn mặt nàng bỗng chan hoà một nụ cười rạng rỡ. Nađia đưa hai tay lên đón lấy gió, trông nàng lúc ấy thật là mừng rỡ, đẹp xinh và hạnh phúc.

Còn tôi, tôi trở vào nhà và đi thu xếp đồ đạc...

Chuyện ấy đã qua lâu rồi. Bây giờ Nađia đã có chồng, gia đình nàng gả chồng cho nàng hay nàng tự nguyện lấy? - điều ấy cũng chẳng có gì đáng bận tâm. Chồng nàng là thư ký hội đồng giám hộ trẻ con quý tộc. Nađia đã có ba con. Nhưng chút kỷ niệm cùng nhau trượt băng và gió lúc ấy đem đến cho nàng bốn tiếng: "Nađia, anh yêu em!" thì nàng không quên được; đối với nàng, điều ấy đã trở thành kỷ niệm hạnh phúc nhất, xúc động nhất, đẹp đẽ nhất trong đời nàng...

Còn tôi, bây giờ tôi đã đứng tuổi, tôi không hiểu nổi vì lẽ gì tôi đã nói những lời đó, làm sao tôi đã đùa như thế...



TRUYỆN NGẮN NGA 794925 TRUYỆN NGẮN NGA 794925
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/sk8erboy_illrocku
Gazelle
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Gazelle


Nữ
Tổng số bài gửi : 42
Age : 31
Đến từ : THPT Chu Văn An
Nghề nghiệp hiện tại : Học sinh
Registration date : 04/12/2008

TRUYỆN NGẮN NGA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN NGẮN NGA   TRUYỆN NGẮN NGA Icon_minitime15/1/2009, 3:46 pm

Ôi đọc truyện này thích thật ý, công nhận là mình một vài lần ko dám thở mạnh. Nhưng thật ra mình mong chờ một cái kết khác, mình ko mong nó là một trò đùa
Về Đầu Trang Go down
http://www.forum.hscva.com
tranphuongthao63
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
tranphuongthao63


Nữ
Tổng số bài gửi : 137
Age : 32
Đến từ : THPT Chu Văn An
Nghề nghiệp hiện tại : Học sinh
Registration date : 20/11/2008

TRUYỆN NGẮN NGA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN NGẮN NGA   TRUYỆN NGẮN NGA Icon_minitime17/1/2009, 11:21 pm

MẶT TRỜI, ÔNG GIÀ VÀ CÔ GÁI- V. SUCSIN



Mấy hôm nay trời nắng gắt. Mặt đất hầm hập, cây cối cũng nóng. Cỏ héo khô lạo xạo dưới bàn chân.
Chỉ gần tối trời mới mát mẻ.
Đến lúc ấy, ông già ốm yếu mới lần ra bờ con sông Catuni chảy xiết, ngồi xuống vẫn một chỗ ấy, bên cạnh gốc cây khô cằn, nhìn mặt trời.
Mặt trời đang lặn xuống sau rặng núi. Về chiều, mặt trời nở to và đỏ rực.
Ông lão ngồi bất động. Hai bàn tay nhăn nheo màu nâu sẫm đặt trên đầu gối. Mặt ông lão cũng nhăn nheo. Đôi mắt lờ đờ và ướt. Chiếc cổ khẳng khiu. Đầu ông nhỏ, tóc bạc trắng. Xương vai gầy guộc nhô lên dưới lần áo sơ mi vải xanh.
Một lần, đang ngồi như thế, ông lão nghe thấy tiếng ai sau lưng:
- Chào cụ ạ.
Ông lão gật đầu đáp lại/
Một cô gái mang chiếc va li mỏng dính ngồi xuống bên cạnh.
- Cụ ngồi chơi đấy ạ?
Ông lão lại gật đầu, rồi đáp:
- Ờ, ngồi chơi…
Ông lão không nhìn cô.
- Cháu vẽ cụ được không ạ?- cô gái hỏi.
- Cháu bảo gì?- Ông lão chưa hiểu.
- Cháu vẽ cụ ấy mà.
Ông lão không trả lời ngay, vẫn nhìn về phía mặt trời, chớp chớp hàng mi màu hồng, không còn lông mày.
- Bây giờ lão đẹp đẽ gì đâu.- Ông lão nói.
- Sao cụ lại nói thế?- Cô gái bỗng lúng túng,- Cụ đẹp lắm.
- Lão lại ốm yếu nữa.
Cô gái ngắm ông lão một lúc lâu, rồi đưa bàn tay mịn màng vuốt ve bàn tay khô khốc và nhăn nhúm của ông lão và nói:
- Cụ rất đẹp. Cháu nói thật đấy.
Ông lão khẽ mỉm cười.
- Nếu vậy thì cô vẽ đi.
Cô gái mở va li.
Ông lão đưa bàn tay che miệng ho.
- Chắc cô ở ngoài thành phố phải không?
- Vâng ạ.
- Vẽ thế này cũng được tiền chứ?
- Có bức được, có bức không cụ ạ. Nếu cháu vẽ đẹp thì người ta sẽ trả tiền.
- Thế thì phải cố vẽ.
- Vâng ạ.
Họ lại im lặng.
Ông lão vẫn hướng về mặt trời.
Cô gái chăm chú ngắm ông lão hơi chếch và vẽ.
- Cụ người vùng này ạ?
- Phải.
- Cụ quê ở đây ạ?
- Phải.
- Năm nay cụ bao nhiêu tuổi ạ?
- Bao nhiêu tuổi ấy à? Tám chục.
- Thế rồi kia ạ!
- Già lắm rồi,- Ông lão thừa nhận và lại khẽ mỉm cười,- Còn cháu?
- Hai mươi nhăm ạ.
Họ lại im lặng.
- Mặt trời hay chưa kìa!- Ông lão khẽ reo lên.
- Cụ bảo mặt trời làm sao ạ?- cô gái chưa hiểu.
- Mặt trời rất to.
- À, cụ nói đúng. Phong cảnh chỗ này đẹp thật.
- Cháu nhìn nước sông bên kìa bờ kìa....
- Vâng.
- Đỏ như có pha máu ấy.
- Vâng,- cô gái nhìn sang bờ bên kia,- Đúng thế.
Mặt trời đã chạm tới đường viền của đỉnh núi Antai, rồi bắt đầu chìm dần sau dãy núi xanh biếc. Mặt trời càng xuống thấp thì đường viền dãy núi càng rõ nét. Dãy núi cứ như nhích lại gần. Dưới thung lũng, nơi giữa con sông và rặng núi, hoàng hôn đỏ hồng đang sẫm dần. Bóng tối lâng lâng như từ dãy núi lan toả đến gần họ. Cuối cùng, mặt trời lấp hẳn sau đỉnh núi Buduakhan, và liền sau đấy, những tia sáng màu vàng thẫm rực rỡ xoè ra như nan quạt trên bầu trời xanh nhạt. Lát sau, những tia sáng ấy cũng lại lặng lẽ tắt dần. Chân trời phía ấy chỉ còn sáng lên như một đaá cháy ở xa.
- Mặt trời lặn rồi.- Ông lão thở dài.
Cô gái xếp những tờ giấy vào vali.
Hai ông cháu cứ ngồi như thế một lúc, lắng nghe tiếng sóng vỗ liên tiếp và khẽ khàng vào bờ.
Từng đám sương mù đang trôi trên thung lũng.
Trong khóm cây gần đấy, một con chim đêm kêu khẽ. Tiếng kêu được bờ bên kia vang trở lại.
- Dễ chịu quá, - ông lão nói khẽ.
Còn cô gái thì đang nghĩ đến chuyện ít hôm nữa cô sẽ trở về thành phố thân yêu kia, đem theo rất nhiều ký hoạ, trong đó có chân dung ông lão này. Và bạn trai của cô, một hoạ sĩ thực sự tài năng, thế nào cũng sẽ cằn nhằn: “ Vẫn lại những khuôn mặt nhăn nheo!.... Để làm gì kia chứ? Ai chẳng biết khí hậu Sibia khắc nghiệt và người dân ở đấy phải lao động rất cực nhọc. Nhưng vẽ đề làm gì kia chứ? Sao lại thế?...”
Cô gái hiểu rằng cô cũng chẳng phải tài năng gì nhiều. Nhưng cô vẫn cứ băn khoăn về cuộc đời vất vả của ông lão này. Trông hai bàn tay của ông đủ rõ... Lại vẽ những nếp nhăn! “ Phải làm việc thôi, phải làm việc thôi...!”
- Chiều mai cụ lại sẽ ra đây chứ ạ? – Cô gái hỏi ông lão.
- Có, - ông lão đáp.
Cô gái đứng dậy, trở về làng.
Ông lão ngồi thêm một lát nữa rồi cũng về.
..................
Ông về đến nhà, ngồi vào chỗ của ông ở trong góc nhà bên cạnh bếp lò, chờ con trai về để ăn tối.
Bao giờ đi làm về, bác con trai của ông cũng mỏi mệt và bực bội đủ chuyện. Vợ bác ta cũng thế, luôn bực dọc về chuyện gì đó. Các cháu nội của cụ đã trưởng thành và đều ra thành phố cả rồi. Vắng bọn trẻ, nhà càng thêm hiu quạnh.
Họ ngồi ăn.
Bác con dâu bẻ vụn bánh mỳ thả vào đĩa đựng sữa cho ông cụ. Cụ ngồi chệu chạo nhai ở một góc bàn. Ông lão cố đưa nhẹ chiếc thìa để khỏi va mạnh vào đĩa gây tiếng động, Không ai nói gì.
Rồi họ sửa soạn đi ngủ,
Ông lão leo lên nóc bếp lò, còn hai vợ chồng bác con trai cụ thì vào buồng. Họ lặng lẽ. Với lại có chuyện gì để nói đâu? Mọi lời lẽ họ đã nói hết từ lâu rồi.
Chiều hôm sau ông lão và cô gái lại ngồi trên bờ sông, cạnh gốc cây khô. Cô gái vẽ vội vã, còn ông lão thì nhìn về phía mặt trời và kể:
Đời lão lúc nào cũng an nhàn, không có điều gì phải phàn nàn cả. Lão làm thợ mộc. Không lúc nào thiếu việc. Mấy đứa con lão đều theo nghề cha. Chiến tranh cướp đi mất gần hết, những bốn đứa. Còn mỗi hai thằng. Một thằng hiện đang sống với lão. Tên nó alf Xtêpan. Thằng kia tên là Vanca thì công tác ở ngoài thành phố, ở Banxơ. Làm chân đội trưởng công trình xây dựng. Nó viết thư về, nói cũng an nhàn. Thỉnh thoảng có về làng thăm lão. Cháu nội của lão đông lắm. Đứa nào cũng yêu quý ông. Bây giờ chúng đều ở thành phố cả...
Cô gái đang vẽ bàn tay ông lão. Cô vội vã, bực tức, chốc chốc lại tẩy xoá.
- Cụ sống ngày trước có vất vả lắm không ạ? – cô gái hỏi một câu chẳng ăn nhập gì hêt
- Sao lại vất vả?- ông lão ngạc nhiên,- lão đã kể cháu nghe rồi thôi: Sung sướng ấy chứ.
- Cụ chắc tiếc các bác con trai lắm nhỉ?
- Đã đành, - ông lão lại ngạc nhiên.- Mất những bốn thằng, không tiếc sao được?
Cô gái vẫn chưa hiểu, cô thấy thương hại ông lão hay thấy ngạc nhiên về thái độ bình thản và nhịn nhục của ông cụ, cảm giác nào nhiều hơn?
Mặt trời đã lại lặn xuống đằng sau rặng núi rồi. Chân trời lại đỏ rực lên một cách lặng lẽ.
- Mai trở trời đấy,- ông lão nói.
Cô gái nhìn lên bầu trời trong vắt:
- Sao cụ biết ạ?
- Lão thấy nhức nhối xương cốt.
- Nhưng trời vẫn trong vắt thế kia.
Ông lão không trả lời.
- Chiều mai cụ cũng lại ra đây chứ ạ?
- Chưa chắc, - ông lão không đáp lại ngay.- Khắp người đang đau như dần.
- Cụ ơi, thứ đã này ở đây gọi là đá gì ạ?- Cô gái lôi trong túi áo ra một hòn đá trắng có những vân vàng óng ánh.
- Đá nào?- ông lão hỏi, mắt vẫn hướng về dãy núi xa xăm.
Cô gái chìa hòn đá ra. Ông lão không quay mặt lại, chỉ giơ bàn tay.
- Đá này ấy à?- ông lão hỏi, hơi đưa mắt về phía hòn đá, rồi nắn nó trong những ngón tay co quắp. – Đá cuội đấy. Hồi chiến tranh không có đá lửa, là chúng tôi dùng đá này để đánh lửa.
Cô gái sửng sốt trước một phát hiện, cô có cảm giác như ông lão mù. Cô không biết nói gì, chỉ lặng lẽ ngắm nhìn nghiêng ông lão. Còn ông thì hướng về phía mặt trời vừa lặn, vẫn nhìn với một vẻ trầm ngâm, bình thản.
- Cháu cầm lấy,- ông lão nói, chìa hòn đá về phía cô gái.- Nhiều hòn không thế này. Có hòn trắng muốt, trong nữa, thấy cả những vân ở giữa. Có hòn nhẵn nhụi như trứng chim bồ câu, có hòn lại giống như trứng sẻ, hơi xanh, nhưng đều có vân ở giữa hết, giống như thế này.
Cô gái vẫn nhìn ông lão, không dám hỏi xem ông có mù thật hay không.
- Nhà cụ ở chỗ nào ạ?
- Cũng gần đây thôi. Kia là nhà bác Ivan Côlôcônnhicốp,- ông lão trỏ ngôi nhà ngay trên bờ sông, rồi đến gia đình Vôlôkitin, vào mãi đến trong cái ngõ kia mới là nhà của lão. Có việc gì cháu cứ đến. Hồi còn lũ cháu nội ở nhà, vui đáo để.
- Cảm ơn cụ.
- Lão về đây. Chân tay nhức quá.
Ông lão đứng dậy rồi bước lên con đường dốc.
Cô gái nhìn theo cho đến khi ông cụ rẽ vào khuất trong ngõ. Cô không thấy vụ vấp váp hoặc ngừng lại chỗ nào. Ông lão bước chậm chạp, mắt hướng xuống bàn chân.
“ Cụ không mù, -cô gái hiểu ra.- Chỉ đơn giản là mắt kém thôi.”
Chiều hôm sau không thấy ông lão ra bờ sông. Cô gái ngồi một mình nghĩ ngợi về cụ. Trong cuộc sống giản dị bình thường của cụ có chứa đựng một cái gì đó không đơn giản, một cái gì đó thực sự lớn lao. “ Cũng như mặt trời kia, trông nó đơn giản là thế, hết mọc rồi lại lặn,- cô gái nghĩ.- Nhưng đâu phải chỉ là đơn giản”. Rồi cô gái chăm chú nhìn lại những bản ký hoạ của mình. Cô thấy buồn man mác.
Hôm sau ông lão cũng không ra. Cả hôm sau nữa.
Cô gái bèn tìm đến nhà cụ.
Cô tìm thấy.
Phía trong hàng rào của một ngôi nhà năm gian mái tôn, ở góc sân, một người đàn ông trạc năm mươi tuổi đang bào tấm gỗ thông.
- Chào bác,- cô gái nói.
Người đnà ông đứng thẳng dậy, nhìn cô gái, rồi quệt ngón tay cái những giọt mồ hôi đọng trên trán, gật đầu:
- Chào chị.
- Bác làm ơn cho hỏi, có phải đây là nhà ông cụ...
Người đàn ông chăm chú nhìn cô gái hơi ngạc nhiên khiến cô ngừng lại.
- Phải,- bác ta đạp.- Tôi đang đóng áo quan cho cụ đây.
Cô gái há hốc miệng:
- Cụ mất rồi ạ?
- Mất rồi.- Bác ta lại cúi xuống, bào thêm hai nhát nữa, rồi ngước lên nhìn cô gái. - Chị hỏi cụ tôi có việc gì?
- Cháu đến thăm thôi. Chẳng là cháu vẽ cụ.
- À...- Bác ta đưa mạnh một nhát bào.
- Bác cho hỏi một câu, cụ bị mù phải không ạ? – Cô gái hỏi sau một lúc đắn đo.
- Đúng thế.
- Cụ bị mù đã lâu chưa a?
- Khoảng hơn chục năm rồi. Có chuỵện gì vậy?
- Không ạ. Cháu chỉ hỏi thế thôi.
Cô gái bước ra ngoài hàng rào.
Ra đến ngoài đường, cô tựa vào một thân cây và khóc thổn thức. Cô thấy thương tiếc cho ông lão. Và cũng tiếc vì cô không biết cách kể về ông cụ. Những lúc này cô cảm thấy được rằng, trong cuộc sống và công lao của con người, có chứa đựng một ý nghĩa sâu xa và thầm kín nào đó. Và cô không nhận thấy rằng lúc này cô đã trưởng thành thêm được rất nhiều.
Về Đầu Trang Go down
http://forum.hscva.net
tranphuongthao63
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
tranphuongthao63


Nữ
Tổng số bài gửi : 137
Age : 32
Đến từ : THPT Chu Văn An
Nghề nghiệp hiện tại : Học sinh
Registration date : 20/11/2008

TRUYỆN NGẮN NGA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN NGẮN NGA   TRUYỆN NGẮN NGA Icon_minitime23/1/2009, 6:55 pm

CÁI CHẾT CỦA MỘT VIÊN CHỨC- A. SÊKHỐP



Vào một buổi tối thú vị, Van Đơmitơrits Tsêviakốp, một viên quản trị hành chính không kém phần thú vị hơn, đã ngồi ở hàng ghế bành thứ hai, giương ống nhòm lên sân khấu mà xem vở “Chuông Kornêvinh”. Y vừa xem vừa cảm thấy lòng khoan khoái vô cùng. Bỗng dưng … Trong các truyện thường gặp chữ “bỗng dưng” này. Các tác giả đã có lý: cuộc đời quả là đầy dẫy những chuyện bất ngờ. Bỗng dưng mặt y nhăn nhó, mắt hoa lên, hơi thở nghẹn lại… y rời mắt khỏi chiếc ống nhòm, hơi cúi xuống và … hắt xì!!! Các bạn thấy đấy, y đã hắt hơi. Không ở đâu lại có lệ cấm người này người nọ hắt hơi cả. Người nhà quê hắt hơi, cảnh sát trưởng hắt hơi, và đôi khi cả các viên chức bậc ba cũng hắt hơi. Ai mà chẳng hắt hơi. Tsêrviakốp không hề cảm thấy ngượng ngùng chút nào, y lấy khăn mùi xoa ra lau, và như một người lịch sự, y nhìn quanh xem thử cái hắt hơi của mình có trót làm phiền ai không? Liền đấy y cảm thấy bối rối. Y nhìn thấy một người đã có tuổi ngồi trên hàng ghế đầu ngay phía trước y đang lấy găng tay cẩn thận lau cổ và cái đầu hói của mình, mồm càu nhàu câu gì không rõ. Tsêrviakốp nhận ra vị có tuổi là tướng Brigialốp đương nhiệm tại cục đường sắt.

“Mình làm bắn nước bọt vào ngài rồi!- Tsêrviakốp nghĩ.- Không phải thủ trưởng của mình, ở nơi khác, nhưng dù sao thì vẫn không hay ho gì. Phải tạ lỗi mới được”.

Tsêrviakốp dặng hắng, nghển cổ ra trước, thì thào vào tai vị tướng:
- Thưa ngài, ngài thứ lỗi cho, tôi trót hắt hơi… tôi vô ý…
- Không hề gì, không hề gì…
- Ngài làm ơn làm phúc tha lỗi cho. Tôi… tôi… không muốn thế đâu ạ!
- Thôi, anh làm ơn ngồi yên cho tôi! Để tôi xem nốt!

Tsêrviakốp ngượng ngùng, bối rối cười ngây ngô và lại nhìn tiếp lên sân khấu. Xem thì vẫn xem nhưng không còn cảm thấy khoan khoái nữa, trong lòng đầy thắc thỏm lo âu. Đến giờ giải lao, y mon men đến chỗ Brigialốp, loanh quanh một lúc rồi đánh bạo lắp bắp nói:
- Tôi… tôi trót hắt hoi vào ngài… Xin ngài… thứ lỗi cho … Tôi không … không có ý… thế.
- Ôi dào, đủ rồi… Tôi đã quên rồi mà anh còn cứ nói mãi!- viên tướng nói, môi dưới dề ra, tỏ vẻ sốt ruột, khó chịu.

“Ngài nói ngài quên mà mắt ngài trông giận dữ thế,- Tsêrviakốp nghĩ, hồ nghi liếc nhìn viên tướng.- Ngài cũng không muốn nói nữa. Cần phải thanh minh với ngài rằng quả thật là mình không hề có ý… rằng đó là quy luật của tự nhiên, không thì ngài lại nghĩ rằng mình muốn làm bắn nước bọt vào ngài. Bây giờ chưa nghĩ thế nhưng sau này có thể nghĩ?...”

Khi về nhà Tsêrviakốp kể lại chuyện xảy ra cho vợ nghe. Nhưng y cảm thấy rằng vợ mình quá xem thường chuyện đó, bà ta chỉ hoảng sợ chút thôi nhưng sau khi biết là ngài là thủ trưởng ở “nơi khác” thì yên tâm trở lại.

- Nhưng mà thôi ông cứ đến gặp ngài mà xin lỗi đi,- bà ta nói. – không thì ngài có thể nghĩ rằng ông không biết xử sự cho phải nhẽ ở nơi công cộng!

- Đúng là phải thế! Tôi đã xin lỗi rồi nhưng thái độ ngài có vẻ khác thường làm sao ấy… Ngài không nói một lời nào đứng đắn cả. Ừ mà cũng chẳng có lúc nào để nói cho ra đầu ra đũa…

Ngày hôm sau, Tsêrviakốp mặc bộ lễ phục mới, húi đầu tử tế rồi đi đến chỗ Brigialốp để thanh minh… Bước vào phòng khách của vị tướng Brigialốp, y trông thấy nhiều người đang đợi xin gặp và cạnh họ là chính ngài Brigialốp lúc này đã bắt đầu nghe các lời thỉnh cầu. Hỏi một vài người xong, vị tướng đưa mắt nhìn Tsêrviakốp.

-Dạ thưa ngài… hôm qua ở rạp “Arcađi” ngài còn nhớ không ạ,- viên quản trị bắt đầu bẩm báo,- tôi… hắt hơi trót bắn dãi dớt vào… Xin… xin ngài…

- Rõ vớ vẩn… Có trời biết là thế nào nữa! Anh muốn gì nào?- vị tướng quay sang hỏi người tiếp theo.

“Ngài không muốn nói chuyện với mình!- Tsêrviakốp tái mặt nghĩ.- Thế là ngài giận đấy… Không, không thể để thế được… Mình phải thanh minh với ngài…”

Khi viên tướng đã nói chuyện xong với người thỉnh cầu cuối cùng và đi vào làm việc ở nhà trong, Tsêrviakốp bèn bước theo và lắp bắp nói:

- Thưa ngài, nếu tôi có cả gan dám làm phiền ngài thì cũng chỉ vì, thưa ngài, tôi hối hận lắm ạ!... Tôi không có ý đâu ạ, chắc ngài đã rõ đấy ạ!

Viên tướng cau mặt khoát tay:

- Này anh kia, có phải anh định giễu tôi không thì bảo!- viên tướng nói và đi vào trong phòng, đóng cửa lại.

“Mình giễu cợt gì mới được chứ?- Tsêrviakốp nghĩ.- Ở đây hoàn toàn không có chuyện gì đáng cười cợt cả! Ngài làm tướng mà ngài không hiểu? Nếu vậy thì mình sẽ không đến gặp ngài để xin lỗi nữa. Thôi mặc ngài! Mình sẽ viết cho ngài một bức thư, còn đến đây gặp thì thôi! Ôi dào, thôi không đến nữa!”

Tsêrviakốp đã nghĩ ra thế khi trở về nhà. Thư gửi cho viên tướng y không viết. Y nghĩ hoài, nghĩ mãi cũng không biết phải viết thế nào. Hôm sau, y lại đi đến đấy thanh minh lần nữa.

- Hôm qua tôi có đến làm phiền ngài.- Y lắp bắp nói, khi viên tướng đưa mắt về phía y với ý hỏi,- dạ không phải là để cười cợt như ngài đã có lời phán đâu ạ. Xin ngài thứ lỗi vì khi hắt hơi đã làm bắn nước bọt ạ…, chứ tôi không có ý giễu cợt gì đâu ạ. Tôi đâu dám cười cợt ạ? Nếu như tôi mà giễu cợt thì còn đâu là sự kính trọng… các bậc bề trên nữa ạ…

- Cút ngay!- viên tướng quát to, người run lên, mặt tái xanh vì giận dữ.

- Sao… kia ạ?- Tsêrviakốp khẽ hỏi lại, lặng người đi vì sợ hãi.

- Xéo ngay!- viên tướng giậm chân quát.

Trong bụng Tsêrviakốp như có cái gì vừa bị đứt ra. Không nhìn thấy gì, không nghe thấy gì, y đi giật lùi ra cửa, bước ra ngoài phố và lê bước quay về… Đi về nhà như cái xác không hồn, y mặc nguyên bộ lễ phục, nằm xuống đi văng và … tắt thở










ANH BÉO VÀ ANH GẦY- A. SÊKHỐP


Trên sân ga của tuyến đường sắt Nikôlai có hai người bạn cũ gặp nhau: một người béo, một người gầy. Anh béo vừa ăn ở nhà ga xong, môi láng nhẫy bơ như quả đào chín. Người anh ta toát ra mùi rượu nho loại nặng, mùi nước hoa cam. Còn anh gầy thì mới xuống tàu, hai tay lỉnh kỉnh nào vali, nào hộp, nào túi. Người anh ta toát ra mùi thịt ướp, mùi bã cà phê. Sau lưng anh ta là một người đàn bà gầy gò, cằm dài- đó là vợ anh ta,và một cậu học sinh cao lêu đêu mắt nhíu lại- đó là con trai anh ta.

- Porphiri đấy à!- anh béo kêu lên, khi vừa nhác thấy anh gầy.- Đúng là cậu ư? Ôi, ông bạn thân mến của tôi! Bao nhiêu đông qua hè lại chúng mình không gặp nhau rồi!

- Trời!- anh gầy sửng sốt.- Misa! Bạn từ thuở nhỏ của tôi! Cậu ở đâu ra thế?

Hai người bạn ôm nhau hôn đến ba lần, mắt rưng rưng chăm chăm nhìn nhau. Cả hai đều kinh ngạc một cách đầy thú vị.

- Cậu ạ,- anh gầy bắt đầu nói sau khi hôn xong.- Mình quả không ngờ! Đột ngột quá! Nào, cậu nhìn thẳng vào mình xem nào! Ô, trông cậu vẫn đẹp trai như xưa, vẫn lịch thiệp, sang trọng như xưa! Chà, hay thật! À, mà cậu bây giờ thế nào rồi? Giàu không? Lấy vợ chưa? Mình thì có vợ rồi, cậu thấy đấy… Đây, vợ mình đây, Luida, nguyên họ là Vanxenbắc, theo đạo Luyte… Còn đây là con trai mình, Naphanain, học sinh lớp ba. Này con, bác đây là bạn hồi nhỏ của bố đấy! Cùng học phổ thông với nhau đấy.

Naphanain ngập ngừng một lát rồi bỏ chiếc mũ mềm xuống.

- Cùng học phổ thông với bố đấy con ạ.- anh gầy nói tiếp.- À này, cậu còn nhớ cậu bị chúng nó trêu chọc thế nào không? Chúng nó gọi cậu là Gêrôxtrát vì cậu lấy thuốc là châm cháy một cuốn sách mượn ở thư viện, còn mình thì chúng nó gọi là Ephian vì mình hay mách. Hô... hô... Dạo ấy bọn mình trẻ con thật! Đừng sợ con, Naphanain! Con lại gần bác chút nữa nào... Còn đây là vợ mình, nguyên họ là Vanxenbắc... theo đạo Luyte...

Naphanain suy nghĩ một lát rồi nép vào sau lưng bố.

- Này anh bạn, bây giờ sống ra sao?- anh béo hỏi, nhìn bạn mình với vẻ đầy hoan hỉ.- Làm ở đâu? Thành đạt rồi chứ?

- Ừ mình cũng có đi làm, anh bạn ạ! Hai năm nay mình là viên chức bậc tám, cũng được mề đay “Xtanixláp”. Lương lậu chẳng đáng là bao... nhưng mà thôi, thây kệ nó! Vợ mình dạy nhạc, mình thì làm thêm tẩu thuốc bằng gỗ. Tẩu đẹp lắm cậu ạ! Mình bán một rúp một cái đấy. Nếu ai mua cả chục hay nhiều hơn thì, cậu biết đấy, có bớt chút ít. Cũng cố sống qua loa thế nào xong thôi. Cậu biết không, trước mình làm ở cục, bây giờ thì mình chuyển ngành đó thôi.... Mình sẽ làm ở đây. Còn cậu sao rồi? Chắc là cỡ viên chức bậc năm rồi chứ? Phải không?

- Không đâu, anh bạn ạ, cao hơn thế nữa đấy,- anh béo nói.- Mình là viên chức bậc ba rồi... có hai mề đay của Nhà nước.

Anh gầy bỗng dưng tái mét mặt, ngây ra như phỗng đá, nhưng lát sau thì anh ta toét miệng cười mặt mày nhăn nhúm, dường như mắt anh ta sáng hẳn lên. Toàn thân anh ta rúm ró, so vai rụt cổ khúm núm... Cả mấy thứ vali, hộp, túi của anh ta cũng co rúm lại, nhăn nhó... Chiếc cằm dài của bà vợ như dài thêm ra, thằng Naphanain thì rụt chân voà và gài hết cúc áo lại...

- Dạ, bẩm quan trên, tôi... tôi rất lấy làm hân hạnh ạ. Bạn… nghĩa là bạn… từ thuở nhỏ, thế rồi bỗng nhiên làm chức to thế. Hì hì hì.

- Thôi, cậu đừng nói thế đi!- anh béo cau mặt,- sao cậu lại giở giọng thế? Mình với cậu là bạn từ thuở nhỏ việc gì cậu lại giở giọng quan cách thế.

- Dạ bẩm quan… Quan lớn dạy gì kia ạ...- anh gầy cười hì hì, người càng rúm ró hơn.- Quan lớn chiếu cố cho thế này là đội ơn mưa móc cho kẻ bần dân đấy ạ... Dạ bẩm quan trên, thưa đây là con trai tôi Naphanain... và vợ là Luida, theo đạo Luyte đấy ạ...

Anh béo định quở trách điều gì thêm, nhưng gương mặt anh gầy toát ra vẻ kính cẩn, lâng lâng hoan hỉ đến mức anh béo cảm thấy buồn nôn. Anh béo ngoảnh mặt đi và đưa tay từ biệt anh gầy.

Anh gầy nắm ba ngón tay anh béo, cúi gập mình xuống chào và cười lên như một chú tẫu: “Hì hì hì”. Bà vợ mỉm cười. Naphanain kéo chân lại và buông thõng chiếc mũ xuống. Cả ba người đều sững sờ một cách đầy thú vị.
Về Đầu Trang Go down
http://forum.hscva.net
tranphuongthao63
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
tranphuongthao63


Nữ
Tổng số bài gửi : 137
Age : 32
Đến từ : THPT Chu Văn An
Nghề nghiệp hiện tại : Học sinh
Registration date : 20/11/2008

TRUYỆN NGẮN NGA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN NGẮN NGA   TRUYỆN NGẮN NGA Icon_minitime23/1/2009, 6:59 pm

Hai truyện trên không thể gọi là hay nhưng đọc xong Thảo thấy rằng dường như "tâm thức nô lệ" trong những con người ấy quá lớn. Và Thảo thấy đâu đó hình ảnh của Chí Phèo, của AQ và bao con người khác luôn bị thiên kiến xã hội, bị cái danh cái chức vô hình đè nặng. Nó như cái rào cản ngăn trở giữa con người với con người
Về Đầu Trang Go down
http://forum.hscva.net
ngoc_huyen
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
avatar


Nữ
Tổng số bài gửi : 52
Age : 31
Đến từ : Hà Nội
Nghề nghiệp hiện tại : học sinh
Registration date : 08/12/2008

TRUYỆN NGẮN NGA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN NGẮN NGA   TRUYỆN NGẮN NGA Icon_minitime24/1/2009, 11:59 am

Hãy tìm đọc " Chiếc áo khoác" của Gogol để rõ hơn về vụ tâm thức này... TRUYỆN NGẮN NGA 24052
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/sk8erboy_illrocku
tranphuongthao63
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
tranphuongthao63


Nữ
Tổng số bài gửi : 137
Age : 32
Đến từ : THPT Chu Văn An
Nghề nghiệp hiện tại : Học sinh
Registration date : 20/11/2008

TRUYỆN NGẮN NGA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN NGẮN NGA   TRUYỆN NGẮN NGA Icon_minitime24/1/2009, 5:16 pm

ngoc_huyen đã viết:
Hãy tìm đọc " Chiếc áo khoác" của Gogol để rõ hơn về vụ tâm thức này... TRUYỆN NGẮN NGA 24052


post thì không post, cứ nói không thế thôi hử??? TRUYỆN NGẮN NGA 522627
Về Đầu Trang Go down
http://forum.hscva.net
ngoc_huyen
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
avatar


Nữ
Tổng số bài gửi : 52
Age : 31
Đến từ : Hà Nội
Nghề nghiệp hiện tại : học sinh
Registration date : 08/12/2008

TRUYỆN NGẮN NGA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN NGẮN NGA   TRUYỆN NGẮN NGA Icon_minitime24/1/2009, 9:22 pm

Ko có trên mạng đâu..mà dài lắm, chả nhẽ đánh máy a`?
TRUYỆN NGẮN NGA 873743 TRUYỆN NGẮN NGA 873743 TRUYỆN NGẮN NGA 873743
Nhưng đại loại là mọi người nên đọc truyện này, vì nó là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của VH Nga, mà như Dostoevsky nói:" Tất cả chúng ta đều chui ra từ chiếc áo khoác của Gogol..." TRUYỆN NGẮN NGA 794925 TRUYỆN NGẮN NGA 794925 TRUYỆN NGẮN NGA 794925
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/sk8erboy_illrocku
Sponsored content





TRUYỆN NGẮN NGA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN NGẮN NGA   TRUYỆN NGẮN NGA Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
TRUYỆN NGẮN NGA
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
AOC (Art Of Chickens) - nghệ thuật của những con gà! :: Truyện ngắn :: Truyện sưu tầm-
Chuyển đến